Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản đầu tiên phát sóng ở Việt Nam - Phần 1

12 con giáp (Juuni Senshi Bakuretsu Eto Ranger)

Phim hoạt hình Nhật Bản đã đến với Việt Nam như thế nào? Hãy cùng nhìn lại những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam, trở thành ký ức tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x nhé!

MỤC LỤC [Hiện]

Bộ anime truyền hình này được sản xuất dựa trên nguyên tác của Hito Ikeda, phát sóng trên kênh truyền hình vệ tinh NHK từ năm 1995 - 1996. Đến năm 1997, phim được truyền hình Việt Nam mua bản quyền và giới thiệu rộng rãi đến khán giả nhí với cái tên "12 con giáp".

Câu chuyện diễn ra ở một đất nước mà những linh hồn động vật (Mugen) cùng nhau sinh sống hòa bình, gọi là thế giới của những câu chuyện (Novel). Ở đó có một cây cột to lớn vươn tới tận bầu trời gọi là cột Novel. Những con quái vật mạo danh các nhân vật trong thế giới Novel và hủy hoại Novel. Để tránh thảm họa, công chúa Aura triệu tập Eto Rangers - những vị thần hộ mệnh của Mugen gọi là tinh linh, những động vật hình người, mỗi người đại diện cho một trong 12 con giáp. 

Những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Sau khi gặt hái thành công ở Nhật Bản và Việt Nam, phim cũng được phát sóng ở Hàn Quốc, Philippines… "12 con giáp" từng là một phần tuổi thơ của nhiều bạn trẻ 8x, 9x. 12 chiến binh, 12 con giáp với mỗi người một tính cách thực sự rất giống với hình tượng siêu anh hùng với những sứ mệnh đi giải cứu thế giới cổ tích đã khiến cho thế giới của những khán giả nhí những năm 1990 thực sự nhiều màu sắc và sống động.

"Doraemon" là anime chuyển thể từ manga của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Từ năm 1987, hai tác giả Hiroshi và Motoo không còn dùng chung bút danh và chỉ còn ông Fujimoto là người sáng tác "Doraemon" với bút danh "Fujiko F. Fujio". Bộ truyện tranh ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/1969 và sau đó anime được phát hành lần đầu vào năm 1973.

Những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Nội dung của loạt phim này có lẽ đã quá quen thuộc vì cả manga và anime được phát hành, truyền tay rộng rãi tại Việt Nam từ rất sớm. Nếu như manga được ấn hành lần đầu tại Việt Nam vào năm 1992 nhưng mãi đến năm 1996 mới có bản quyền phát hành chính thức thì tương tự, anime "Doraemon" đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm thông qua truyền hình và băng đĩa và cũng không có bản quyền.

Mãi tới năm 2010, một đơn vị là TVM Corp. mới phối hợp với Đài Truyền hình TP HCM và Hãng phim Phương Nam mua bản quyền, phát hành phim dưới định dạng VCD và sau đó phát sóng trên kênh HTV3. Từ năm 2014 trở đi, HTV3 bắt đầu thay đổi diện mạo của phiên bản tiếng Việt bằng việc thay diễn viên lồng tiếng cho một số nhân vật trong phim.

Thêm một anime chuyển thể từ manga đến Việt Nam từ rất sớm. Manga gồm 52 chương, được tổng hợp thành 18 quyển và được chuyển thể thành anime dài 200 tập với 5 phần: Sailor Moon, Sailor Moon R, Sailor Moon S, Sailor Moon SuperS và Sailor Moon Sailor Stars. Điều đặc biệt là anime được ra mắt gần như song song với quá trình phát hành manga.

Bối cảnh chính của tác phẩm là ở thành phố Tokyo, Nhật Bản thời hiện đại. Nhân vật chính là Usagi Tsukino - một cô bé hậu đậu và thường hay khóc nhè. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh với mèo Luna, Usagi trở thành Thủy thủ Mặt Trăng - chiến binh chính nghĩa chống lại Thế Lực Bóng Đêm. Qua các cuộc chiến, cô gặp gỡ và kết bạn với những chiến binh khác là Thủy Thủ Sao Thủy, Thủy Thủ Sao Hỏa, Thủy Thủ Sao Mộc, Thủy Thủ Sao Kim và Tuxedo Mặt Nạ rồi họ cùng nhau bắt đầu cuộc chiến bảo vệ Trái Đất, hệ Mặt Trời và cả thiên hà.

Những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Anime "Thủy thủ mặt trăng" đã được chiếu ở Việt Nam trên kênh VTV3 từ năm 1996 - 1998 nhưng dừng lại ở phần "Sailor Moon S". Hơn 20 năm sau, bộ phim mới trở lại Việt Nam khi kênh HTV3 mua bản quyền phát sóng chính thức từ tác giả của bộ phim là Takeuchi Naoko/Kodansha - Toei Animation. Với kĩ thuật lồng tiếng hiện đại của cùng chất lượng hình ảnh rõ nét, phim đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ rất nhiều khán giả.

Anime chuyển thể từ loạt manga được viết bởi họa sĩ Yumiko Igarashi và Fumiko Shiba, xuất bản từ năm 1993 - 1994 trên tạp chí Ciao của nhà xuất bản Shogakukan. Manga này đã gần như được chuyển thể ngay lập tức thành 51 tập ra mắt ở Nhật Bản vào tháng 9/1993.

Theo một số fan từng xem phim thì anime này cũng đã rất nhanh chóng đến với nhiều khán giả Việt Nam trong những năm 1990, Sài Gòn film dịch và lồng tiếng, FaFilm Việt Nam phát hành. Phim được phát trên chương trình "Tuổi Tiên", đội ngũ lồng tiếng dựa theo bản tiếng Hoa với cái tên là “Khủng long con ham ăn”. Nhiều người cho rằng đây là bộ anime đầu tiên được phát hành trọn bộ và có phần lồng tiếng khá hoàn chỉnh tại Việt Nam dù không rõ là có bản quyền hay không.

Những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Tác phẩm chủ yếu xoay quanh một cô bé tên là Uiba Shikatani và chú khủng long nhỏ do cô bé tình cờ tìm thấy trong nhà. Chú khủng long này chỉ có thể nói “Muka” nên Shikatani đã đặt tên cho chú là “Muka Muka”. Chú khủng long bé nhỏ Muka đã tạo ra bao tình huống dở khóc dở cười và sự tồn tại của chú khủng long đáng yêu này dễ dàng được mọi người chấp nhận.

Bộ anime được thực hiện bởi đạo diễn lừng danh Miyazaki Hayao, chiếu trên kênh NHK năm 1978. Bối cảnh tác phẩm là một thế giới bị tàn phá sau một cuộc chiến tranh và hầu hết các châu lục đã bị chìm. Cậu bé Conan được sinh ra trên một hòn đảo nhỏ, ngay tại thời điểm thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, làm quen với một cô bé tên Lana - vô tình bị trôi dạt đến hòn đảo nhỏ nơi cậu sinh sống. Sau khi Lana bị bắt, Conan bắt đầu cuộc hành trình giải cứu cô và trên đường đi đã làm quen nhiều nhân vật khác nhau.

Những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, bộ anime này đã được chiếu trên kênh VTV2 vào cuối năm 2003 và sau đó, kênh VTSAM - BTV11 cũng phát sóng năm 2016. Tựa "Conan - Cậu bé tương lai" chính là do các đài truyền hình công bố và tất nhiên là tác phẩm này không liên quan gì đến manga/anime nổi tiếng khác là "Thám tử lừng danh Conan".

(Còn nữa)

Dân mạng chế ảnh tiếc thương sự ra đi của "cáo chín đuôi" Kurama (Boruto)

Trong anime "Boruto" tập 218, Kurama hy sinh do hậu quả của việc sử dụng Chế độ Baryon mà Cửu Vĩ đã sử dụng cùng với Naruto để đánh bại Isshiki. Hóa ra lời nói Naruto có thể hy sinh nếu sử dụng Chế độ Baryon trước đây của Kurama là lời nói dối, người thực sự hy sinh là bản thân Kurama... Xem thêm tại đây!