Những hủ tục ghê rợn từ thời xưa khiến bạn thở phào vì được sinh vào ngày nay

Những hủ tục ghê rợn này là một phần của lịch sử nhưng thật may là cho tới giờ chúng không còn tồn tại nữa.

Đấu súng hoặc đấu kiếm

Tục lệ đấu súng hoặc đấu kiếm xuất hiện tại các xã hội phương Tây từ thế kỉ 15 cho tới tận thế kỉ 20. Tục lệ này chỉ xảy ra giữa cánh đàn ông với nhau.

Ban đầu, đấu tay đôi chỉ phổ biến trong tầng lớp quý tộc nhưng về sau đã lan sang các tầng lớp xã hội khác. Khi bạn xúc phạm một ai đó trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ thì bạn sẽ phải tham gia một trận đấu tay đôi bằng kiếm hoặc bằng súng. Các trận đấu tay đôi thường được diễn ra với mục đích bảo tồn danh dự, bằng cách chứng minh rằng họ sẵn sàng chết để bảo vệ danh dự của mình.

Hiến trinh cho trâu

Tập tục hiến trinh kì lạ này của người Ai Cập xuất phát từ phong tục sùng bái thần Kim Ngưu của người Ai Cập cổ. Kim Ngưu vốn là tên dùng để chỉ một loại trâu với bộ lông vằn đặc trưng. Theo truyền thuyết của người Ai Cập xưa, loài trâu này chính là hóa thân của bộ phận sinh dục của một vị thần.

Những con trâu này sau khi được sinh ra sẽ được đưa đến cho các thầy tư tế nuôi nấng vô cùng cẩn thận với chế độ chăm sóc, ăn uống đặc biệt. Khi những con trâu này được 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đưa vào một ngôi miếu có tên là miếu Kim Ngưu. Con trâu này sẽ ở đây trong 40 ngày. Và trong thời gian đó, một lễ hiến trinh kì lạ sẽ xảy ra trong chính ngôi đền Kim Ngưu.

Khi con trâu ở trong miếu Kim Ngưu sẽ không có một người đàn ông nào được phép đi vào trong miếu. Chỉ có những người con gái còn trinh tiết mới được phép vào trong miếu và khỏa thân để thực hiện lễ hiến tế trinh tiết cho vị thần đáng kính của họ. Lần lượt từng người con gái sẽ làm điều này với một niềm tin sâu sắc rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tôn giáo của mình. Bản thân các thiếu nữ Ai Cập cũng luôn coi tập tục này là một điều cao quý và thiêng liêng dành cho họ.

Tục bó chân 

Người Trung Quốc khi xưa tin rằng đôi chân nhỏ nhắn "gót sen" mới là chuẩn mực của phụ nữ. Đó cũng là lí do vì sao hủ tục bó chân ra đời, dành cho phụ nữ con nhà quyền quý.

Các bé gái bắt đầu bó chân từ khi 4 - 5 tuổi, khi xương chân còn chưa phát triển hết. Những người thực hiện bó chân sẽ dùng lực thật mạnh để bẻ quặt các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân, rồi được quấn thật chặt trong băng vải.

Cảm giác bị bó chân có thể được gói gọn trong cụm: "đau đến tận xương tủy". Nhưng cũng thật may mắn là hủ tục này đã được chấm dứt từ lâu.

Chữa bệnh bằng phép thuật, và... phân

Nhìn chung nếu như bị ốm, ít nhất cũng cảm thấy may mắn vì bạn bị bệnh trong thế giới hiện đại. Vì sao? Vì 1.500 năm trước, người Ai Cập đã dùng phân của thú, của chim để trị bệnh, thậm chí còn coi phân của nhà vua như một vị thuốc tiên. Đó là chưa tính đến người La Mã cổ đại với phương thuốc được cho là làm từ máu và thịt người nữa.

Để người già ra đi trong giá lạnh

Mỗi người trong bộ tộc Eskimos khi về già, hết sức lực lao động sẽ được ngồi lên một chiếc bè tạm bợ để trôi ra biển. Trong trường hợp này, người già sẽ qua đời do đói hoặc khí hậu giá lạnh của vùng Bắc Cực.

Bởi theo quan niệm của người Eskimos, người già sẽ được sang thế giới khác sống tốt hơn. Đây cũng là cách giải thoát cho người già, để họ không còn là gánh nặng cho gia đình.

Do cuộc sống của người Eskimos trước đây luôn sống trong cảnh thiếu thốn thức ăn nên tục lệ này ra đời. Hiện nay, tập tục này đã không còn áp dụng với người Eskimos. Tuy vậy, một số người già vẫn quyết định chết theo cách của người cổ xưa.

Trẻ con không được bảo vệ

Số phận của một đứa trẻ là do cha của chúng định đoạt - đó là những gì đã xảy ra ở thời La Mã cổ đại. Đó là thời kì phụ hệ, những người cha có gần như mọi quyền quyết định cuộc sống của trẻ sau này. Họ có quyền sắp đặt đám cưới, yêu cầu hủy hôn, thậm chí có quyền chối bỏ đứa trẻ mới sinh bằng cách... bỏ rơi hoặc bán chúng đi.

Tự ướp xác

Sokushinbutsu là cách gọi các nhà sư tự ướp xác mình. Theo tư liệu, tục tự ướp xác hầu hết diễn ra ở các ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata, miền Bắc Nhật Bản. Khoảng 16 đến 24 xác ướp đã được tìm thấy tại đây.

Để tự ướp xác mình, các nhà sư phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Trong vòng 3 năm, các nhà sư phải tuân theo chế độ ăn uống vô cùng khổ hạnh chỉ có các loại hạt để loại bỏ mỡ trong cơ thể.

Ba năm tiếp theo, họ chỉ ăn vỏ và rễ cây, kết hợp uống trà độc chế từ nhựa cây Urushi thường dùng để sơn bát. Loại trà này gây nôn mửa và làm mất dịch cơ thể và quan trọng nhất, độc chất trong trà sẽ giết chết tất cả các sinh vật có thể gây thối rữa cơ thể sau khi chết.

Giai đoạn cuối cùng, nhà sư tự ướp xác sẽ nhốt mình trong một nhà mồ bằng đá không lớn hơn cơ thể mình là mấy và ngồi thiền. Thứ duy nhất kết nối họ với thế giới bên ngoài là chiếc ống thở và một chiếc chuông.

Mỗi ngày, nhà sư sẽ rung chuông để những người bên ngoài biết mình còn sống. Khi không nghe thấy tiếng chuông rung nữa thì điều đó đồng nghĩa với việc nhà sư đã chết, ống thở sẽ được bỏ đi và nhà mồ được bịt kín lại.

Những cách thử thai quái dị

Ngày nay que thử thai có mặt ở mọi hiệu thuốc, và bạn chỉ cần vài phút để có kết quả. Còn ở thời cổ đại, mọi chuyện chẳng đơn giản như thế.

Thời kì đó, phụ nữ thử thai theo những cách rất kì quặc. Họ phải đi tiểu vào một chiếc túi, trong đó chứa lúa mì và lúa mạch. Nếu hạt giống nảy mầm, nghĩa là người phụ nữ đã có thai. Một phương án khác là uống nước với mật ong trước khi đi ngủ. Nếu có thai, sáng hôm sau bụng sẽ to ra.

Đeo “của quý” của chồng trên cổ

Tại một số vùng đất xa xôi của đất nước Tasmania vẫn còn giữ tập tục các quả phụ sẽ phải cắt “cậu nhỏ” của người chồng quá cố, đem phơi khô rồi đeo miết trên cổ như một lá bùa hộ mệnh, cho tới khi tìm được người đàn ông mới để kết hôn. Với chiếc vòng cổ đặc biệt này, quả phụ chỉ được phép nhìn ngắm mà thôi. Theo quan điểm của những người phụ nữ này, đó là chiếc bùa hộ mệnh và chỉ tháo ra khi tìm được người đàn ông mới cho đời mình.