Những khoảnh khắc cuối cùng của Giáo hoàng Francis: Nụ cười từ Vương cung Thánh đường Phêrô và lời nói cuối

Dù mang trong mình căn bệnh viêm phổi kéo dài và sức khỏe suy yếu rõ rệt, Giáo hoàng Francis vẫn xuất hiện lần cuối cùng vào lễ Phục Sinh ngày 20/4, gửi lời chúc lành đến hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Giáo hoàng Francis, vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo Rôma đã qua đời vào ngày 21/4 ở tuổi 88, khép lại hơn một thập kỷ trị vì với dấu ấn về sự giản dị, tâm huyết và những cải cách.

Là lãnh đạo tinh thần của hơn 1,4 tỷ tín hữu trên toàn cầu, sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong cộng đồng Công giáo và toàn thế giới.

Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trong lễ Phục Sinh ngày 20/4 để ban phước cho hàng ngàn tín hữu có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô. Vào khoảng 12 giờ trưa, Giáo hoàng Francis đã xuất hiện tại ban công và gửi lời chúc mừng đến đám đông bên dưới: “Anh chị em thân mến, mừng Lễ Phục Sinh,” ngài nói.

Những khoảnh khắc cuối cùng của Giáo hoàng Francis: Nụ cười từ Vương cung Thánh đường Phêrô và lời nói cuối- Ảnh 1.

Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trong lễ Phục Sinh ngày 20/4 (Ảnh: Getty Images)

Những khoảnh khắc cuối cùng của Giáo hoàng Francis: Nụ cười từ Vương cung Thánh đường Phêrô và lời nói cuối- Ảnh 2.

Giáo hoàng Francis đã xuất hiện tại ban công và gửi lời chúc mừng Lễ phục sinh (Ảnh: Tiziana Fabi/AFP)

Sau đó, dù sức khoẻ không còn tốt nhưng Giáo hoàng đã di chuyển vòng quanh quảng trường để chào các tín đồ. Đôi lúc, ông vẫn dừng lại để ban phước cho trẻ sơ sinh. Những tiếng vỗ tay, hò reo “Viva il Papa!” (Hoan hô Đức Giáo hoàng!) hay “Tuyệt vời!” không ngừng vang lên trong đám đông.

Ngoài ra, ông cũng có cuộc gặp ngắn với Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance cùng trong ngày 20/4.

Những khoảnh khắc cuối cùng của Giáo hoàng Francis: Nụ cười từ Vương cung Thánh đường Phêrô và lời nói cuối- Ảnh 3.

Giáo hoàng Francis khi đi thăm quanh Quảng trường Thánh Peter (Ảnh: Angelo Carconi/EPA)

Những khoảnh khắc cuối cùng của Giáo hoàng Francis: Nụ cười từ Vương cung Thánh đường Phêrô và lời nói cuối- Ảnh 4.

Đức Giáo hoàng gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance vào Chủ Nhật Phục sinh tại Vatican vào 20/4 (Ảnh: Reuters)

Được biết, trước đó ông đã phải chống chọi với bệnh viêm phổi kép trong nhiều tuần và sức khỏe vẫn không thể hồi phục. Theo thông báo từ Vatican, ông từng hai lần bị suy hô hấp cấp tính vào ngày 3/3, phải thở máy không xâm lấn từ ngày 14/2 và nằm viện hơn hai tuần trước khi về nơi an nghỉ.

Sự ra đi của Giáo hoàng Francis là thời bước ngoặt quan trọng của Giáo hội Công giáo và cả thế giới đang dõi theo sự chuyển giao lịch sử này.

Ngay sau khi tin buồn về giáo hoàng được công bố, các nghi lễ truyền thống tại Vatican chính thức bắt đầu. Hồng y Kevin Joseph Farrell, 77 tuổi là người sẽ đảm nhiệm giám sát các bước chuẩn bị ban đầu.

Thi hài Giáo hoàng Francis sẽ được mặc lễ phục, đặt trong quan tài gỗ lót kẽm và nhẫn ngư phủ cũng sẽ bị phá hủy theo nghi thức.

Vatican tuyên bố quốc tang kéo dài 9 ngày, với nhiều buổi lễ tưởng niệm.

Lễ tang Giáo hoàng Francis dự kiến diễn ra trong vòng 4–6 ngày, thi hài sẽ được đưa đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để tín hữu và lãnh đạo thế giới viếng và được an táng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả – nơi ngài thường cầu nguyện.

Vatican bước vào giai đoạn "Trống tòa" (sede vacante). Hồng y đoàn tạm thời điều hành Giáo hội nhưng không được ra quyết định lớn.

Sau 15–20 ngày, mật nghị hồng y sẽ được triệu tập để bầu tân giáo hoàng. Chỉ các hồng y dưới 80 tuổi mới được bỏ phiếu. Khi chọn được người kế vị, tín hiệu khói trắng sẽ phát ra từ Nhà nguyện Sistine.

Nguồn: CNN