Các mối quan hệ không lành mạnh có thể khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc, làm giảm giá trị của bản thân và thậm chí khiến bạn tự hỏi liệu bản thân có xứng đáng được yêu hay không. Và phần đáng sợ nhất là nó có thể xảy ra mà bạn không hề, hoặc biết nhưng vẫn để nó tiếp tục diễn ra. Ví dụ, bạn luôn muốn hy sinh thật nhiều cho người mình yêu. Nhưng thứ bạn nhận lại từ họ lại rất ít. Giống như có câu ‘Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu – Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết’, đúng cả về tình cảm và vật chất. Và nếu cứ tiếp tục mối quan hệ không cân bằng này, bạn sẽ dần trở nên kiệt quệ và đau khổ.
Hãy nhận thức được tình huống và sáng suốt ngay cả khi yêu đương, vì dưới đây là lý do:
Cho và nhận
Ngay cả trong một mối quan hệ hoàn hảo, sẽ luôn có sự bất cân bằng giữa việc cho và nhận từ hai phía. Và đó là điều hết sức bình thường. Bạn cần một bờ vai để tựa vào và khóc, hoặc có người đem đến cho bạn những cảm xúc đặc biệt, và thậm chí có thể hỗ trợ tài chính khi bạn trải qua một khoảng thời gian khó khăn, đó là những điều vô cùng tự nhiên. Hay khi bạn muốn dành toàn bộ thời gian và công sức của mình cho người bạn yêu, người đang rất cần sự giúp đỡ của bạn, điều đó cùng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, mối quan hệ sẽ trở nên bất cân bằng khi chỉ một người cho đi tất cả mà không nhận lại gì, và người còn lại chỉ nhận mà không biết cho đi. Nếu bạn là một người tự nhiên vị tha, tình cảm và quan tâm, bạn muốn luôn ở cạnh người mình thương. Và bạn thậm chí không nhận ra rằng mình không hề nhận lại được gì trong mối quan hệ với người ấy.
Thoạt đầu, sự giúp đỡ của bạn có thể được đánh giá cao, nhưng sau đó nửa kia bắt đầu coi đó là điều hiển nhiên. Họ bắt đầu lợi dụng bạn, luôn ỉ lại và dựa dẫm vào bạn, nhờ bạn dọn dẹp những rắc rối mà họ gây ra, những khó khăn mà họ gặp phải.
Dấu hiệu cho thấy bạn là một người chỉ cho đi
Bạn cảm thấy có trách nhiệm với đối tác của mình và cảm thấy cần phải giúp đỡ họ. Bạn thấy không còn cách nào khác để xử lý tình huống, đó là những gì bạn phải làm.
Bạn nghĩ rằng họ sẽ không thể xử lý được mọi thứ mà không có bạn. Vì vậy, trách nhiệm của bạn trở nên nặng nề hơn, bởi vì bạn tin chắc rằng người ấy sẽ không thể vượt qua nếu không có bạn. Và bạn không thể để điều đó xảy ra.
Nhu cầu của nửa kia luôn là ưu tiên của bạn. Bạn dành quá nhiều thời gian cho các vấn đề của người thương yêu, và thường dẹp các vấn đề của bản thân sang một bên.
Bạn nghĩ rằng nếu bạn không giúp đỡ, không hỗ trợ và ở bên khi họ cần, mối quan hệ giữa hai bạn sẽ ‘lâm nguy’.
Tại sao bạn lại tổn thương nếu luôn đứng ở vị trí của người cho đi
Tất cả những điều bạn làm cho một người mà bạn quan tâm sâu sắc có thể khiến bạn cạn kiệt cảm xúc nếu bạn không nhận được nhận lại tương xứng cho những gì đã bỏ ra. Liên tục lo lắng về nhu cầu của người khác cũng khiến bạn kiệt sức.
Và nếu, ngoài điều đó, việc dành sự quan tâm thường xuyên cho người khác khiến bạn không có thời gian và tiền bạc để quan tâm tới nhu cầu của bản thân, nó thực sự gây tổn hại tới cuộc sống và sức khỏe của bạn.
Một lúc nào đó, bạn thậm chí có thể gặp khó khăn khi nghĩ tới việc phải rời xa họ. Bạn có thể gặp khó khăn, trở ngại và đau khổ tột cùng khi phải rời xa họ
Bạn nên làm gì trong tình huống này
Có thể bạn thậm chí không nhận ra rằng bản thân đang ở trong một mối quan hệ mà bạn là một người cho đi, và nửa kia của bạn là một người chỉ biết đón nhận. Và bạn không hiểu tất cả sự mệt mỏi và cảm xúc tiêu cực của bạn đến từ đâu. Bạn không rõ liệu mình đang sai ở đâu.
Nếu muốn giải quyết được vấn đề, bạn phải thực sự hiểu được tình huống và nhận thức được rằng mình đang ở trong hoàn cảnh này. Sau đó, bạn nên tự hỏi tại sao bạn luôn cảm thấy cần phải cho đi và giữ im lặng, khi bạn không nhận được gì.
Nếu mối quan hệ của hai bạn chỉ mới chớm nở, hãy đặt ra ranh giới giữa hai bạn, để tránh sau này khó xử lý. Đừng đầu tư quá sớm, trước khi bạn hiểu rõ hơn về đối tác của mình, và trước khi bạn chắc chắn họ cũng sẽ dành nhiều tình cảm và mang đến cho bạn nhiều như bạn muốn đem đến cho họ.