Hiện đang là nghiên cứu sinh năm 2 Khoa Kinh tế và Marketing, trường Đại học James Cook (Úc), Minh Ngọc chia sẻ về lý do bén duyên với Nghiên cứu khoa học (NCKH) nhận thấy lợi ích của nghiên cứu từ khi còn học tập ở Đại học: “Đây là cách nhanh nhất để các bạn sinh viên củng cố và mở rộng hơn những kiến thức đã được học trên giảng đường. Thay vì ghi nhớ máy móc những kiến thức lý thuyết, người làm nghiên cứu vận dụng linh hoạt để xây dựng các mô hình lý thuyết mới, giải thích các hiện tượng kinh tế hay trả lời được câu hỏi nghiên cứu có tính ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt, việc phân tích dữ liệu sẽ giúp cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy để soi sáng cho lý thuyết. Như vậy, NCKH một mặt làm giàu thêm lý thuyết sẵn có, một mặt góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn”.
Tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương với tấm bằng xuất sắc, Minh Ngọc quyết tâm dành trọn thời gian cho việc nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm bản thân, Ngọc thấy bằng chứng minh được năng lực nghiên cứu vô cùng quan trọng đối với những bạn sinh viên muốn xin học bổng thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài. Các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín giúp hồ sơ của mình nổi bật so với các ứng viên khác và thuận lợi nhận được nhiều lời mời học bổng nghiên cứu của các trường. Rộng hơn, NCKH giúp tăng cường tư duy phản biện, phương pháp luận khoa học để tiếp cận, giải quyết công việc và các vấn đề khác của cuộc sống.
Theo Ngọc, trải nghiệm giữa việc làm NCKH trong lĩnh vực khoa học xã hội ở Việt Nam hay nước ngoài không có gì khác biệt vì chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, tri thức được chia sẻ và tiếp cận trên toàn cầu. Nếu có thì về mặt bằng chung, nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu của các trường Đại học ở Việt Nam còn một số hạn chế so với các trường Đại học ở nước ngoài. Ví dụ, sinh viên ở một số đại học tại Việt Nam vẫn chưa có tài khoản để truy cập miễn phí các tạp chí khoa học uy tín trên quốc tế, điều này gây trở ngại lớn trong NCKH đối với các bạn sinh viên.
Theo Minh Ngọc để đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu thì cần phải dành quỹ thời gian, sự sáng tạo, tích lũy kiến thức nhất định, không được ngần ngại nản chí trước khó khăn.
NCKH là một công việc không hề dễ dàng, đặc biệt là với các bạn sinh viên chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng. Các bạn có thể gặp khó khăn trong mọi khâu của quá trình hình thành một công trình nghiên cứu, ví dụ như cách đặt được câu hỏi nghiên cứu có tính mới và tính thực tiễn, tiếp cận nguồn dữ liệu và tài liệu học thuật đáng tin cậy, các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu hay cách viết văn phong khoa học. Lời khuyên của mình là các bạn sinh viên trước hết nên trang bị cho mình kiến thức nền thật tốt, đặc biệt là kiến thức kinh tế lượng ứng dụng và khả năng đọc, viết tiếng Anh.
Sau đó, các bạn cần mạnh dạn, chủ động tham gia vào các nhóm nghiên cứu cùng với các thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh để được học hỏi từ những kinh nghiệm quý báu của họ. Dần dần, các bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ cá nhân, hòa mình vào một cộng đồng NCKH để được hỗ trợ, chia sẻ. Mặc dù NCKH có vẻ là một công việc mang tính độc lập cao nhưng các bạn sinh viên cần nhớ rằng mình không hề đơn độc trong hành trình này!
Minh Ngọc cũng muốn gửi gắm vài lời nhắn nhủ dành cho các bạn sinh viên đã, đang và sẽ tham gia vào “con đường” nghiên cứu khoa học. “NCKH là một công việc không hề dễ dàng đối với các bạn sinh viên còn ngồi trên giảng đường với vốn kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm còn hạn chế. Đặc biệt là để có công bố đạt chuẩn quốc tế, quá trình đăng bài thường rất tốn thời gian và đôi khi bài phải “đập đi xây lại” nhiều lần. Điều này rất dễ gây nản chí và khiến các bạn bỏ cuộc, tìm cho mình một con đường khác có thể thấy được thành quả nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu đã chọn và xác định được động cơ đúng đắn để theo đuổi nghiên cứu thì yếu tố mà các bạn sinh viên cần đó là “bản lĩnh” để đạt được mục tiêu của mình.
Trước hết các bạn nên trang bị cho mình kiến thức nền thật tốt, đặc biệt là kiến thức kinh tế lượng ứng dụng và khả năng đọc, viết tiếng Anh. Sau đó, các bạn cần mạnh dạn, chủ động tham gia vào các nhóm nghiên cứu cùng với các thầy cô, các anh chị nghiên cứu sinh để được học hỏi từ những kinh nghiệm quý báu của họ. Dần dần, các bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ cá nhân, hòa mình vào một cộng đồng NCKH để được hỗ trợ, chia sẻ. Mặc dù NCKH có vẻ là một công việc mang tính độc lập cao nhưng các bạn sinh viên cần nhớ rằng mình không hề đơn độc trong hành trình này".
Dự định của Ngọc sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ đó là trở về Việt Nam và đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho nghiên cứu khoa học trong nước.
Hướng nghiên cứu của Ngọc hiện tại tập trung vào sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đối với doanh nghiệp nội địa và vai trò điều tiết của nhà nước đối với mối quan hệ này. Đây là một vấn đề có hàm ý chính sách quan trọng trong bối cảnh các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam luôn dành nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với mong muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo hiệu ứng lan tỏa công nghệ trong nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI khi thâm nhập vào thị trường nội địa có thể gây ra “hiệu ứng lấn át” (crowding-out effect) đối với doanh nghiệp trong nước, dẫn đến những hệ lụy tiêu cực như giảm năng suất, thu hẹp quy mô sản xuất, chậm đổi với công nghệ đối với các doanh nghiệp này. Vì vậy, một câu hỏi đặt ra là các nước đang phát triển cần làm gì để phát huy hiệu ứng lan tỏa tích cực đồng thời hạn chế các hiệu ứng lấn át tiêu cực khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dự định của Ngọc sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ đó là trở về Việt Nam và đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho nghiên cứu khoa học trong nước.
Một số thành tích đáng tự hào của Minh Ngọc: 2013 - 2017: Sinh viên Đại học Ngoại Thương, Khoa Kinh tế đối ngoại. 2017 - nay: Nghiên cứu viên tại Viện Kinh Tế và Quản Trị Chiến Lược. Tháng 10/2020 - nay: Nghiên cứu sinh tại Đại học James Cook, Townsville, Úc. Kết quả học tập: GPA 3.84, học bổng Sumitomo năm 2014. Học bổng tiến sĩ toàn phần trường Đại học James Cook, Townsville, Australia. Thành tích nghiên cứu: có 6 bài được đăng trên các tạp chí khoa học danh mục ISI/SCOPUS, như Information Technology for Development, Journal of Financial Economic Policy, International Journal of Social Economics, Post-Communist Economies,… 2 bài đang được duyệt đăng. Hiện tại là nghiên cứu sinh năm 2 Khoa Kinh tế và Marketing, trường Đại học James Cook, Townsville, Australia. |