"Anh xin em, chúng ta tái hôn đi! Một mình anh không gánh nổi gia đình đó" là những gì chồng cũ nói với tôi sau gần 3 tháng ly hôn.
“Không được, xin anh tránh ra, tôi còn phải đi làm”, tôi cự tuyệt.
"Em nói đi làm là đi đến nhà người khác làm bảo mẫu, nếu vậy sao em không về làm vợ anh, bà chủ nhà?", chồng cũ hỏi lại tôi.
Nghe câu chất vấn của chồng cũ, trong lòng tôi đầy sự khinh thường. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta và lớn tiếng nói: "Bởi vì làm vợ anh còn tệ hơn làm bảo mẫu của người khác!"
"Được, nếu cô là bảo mẫu, cô hãy về nhà chúng tôi làm bảo mẫu, tôi sẽ trả tiền cho cô!".
“Anh có thể cho tôi bao nhiêu tiền lương?” tôi hỏi.
"16 triệu một tháng thì sao?” người chồng cũ nói.
Tôi cười nhạt, đối với chồng cũ không chút khách khí nói: “Thật xin lỗi, một tháng tôi đã kiếm được hơn 30 triệu rồi!”. Nói xong liền đẩy chồng cũ ra để đi làm việc.
Trên đường đi làm, tôi trút bỏ nỗi hận và bất bình trong lòng, nhớ lại tất cả những trận đòn, sỉ nhục mà chồng cũ đã giáng cho mình trong suốt 7 năm chung sống.
Không kiếm được tiền thì không có tư cách tiêu
Trong 7 năm chung sống, điều khiến tôi day dứt nhất là không được tự do tiêu tiền. Năm đầu tiên kết hôn, tôi mang thai do sức khoẻ yếu và bị doạ sảy cộng thêm là thai phụ tuổi cao nên phải nằm liệt giường theo chỉ định của bác sĩ. Cứ như thế, tôi mất đi công việc mà bản thân đã dày công xây dựng trong 8 năm và sắp được thăng chức.
Sau khi sinh con gái, tôi muốn quay trở lại làm việc. Một phần là do mẹ chồng sức khoẻ yếu và không thể phụ giúp chăm con. Bên cạnh đó, chồng tôi muốn có con trai. Vì thế, chồng tôi đã thuyết phục: "Sinh đứa nữa đi. Anh là con một trong nhà, dù sao cũng phải có con trai! Em không cần đi làm, anh sẽ kiếm tiền nuôi em!"
Với những lời nói đó, tôi đã ở nhà và sinh cho chồng đứa con thứ 2. Trong 3 năm đầu tiên của hôn nhân, thay vì kiếm tiền nuôi tôi thì chồng lại hạn chế mức chi tiêu của cả gia đình.
Vào ngày lễ tình nhân ngay sau khi sinh đứa con thứ 2, tôi đã ngỏ ý với chồng: "Em thích hoa hồng. Buổi tối, khi cửa hàng hoa sắp đóng cửa, hãy mua cho em một bó hoa hồng giảm giá được không?"
"Vậy giảm giá thì sao? Có tốn tiền không? 60.000 hay 120.0000 nghìn? Chỗ tiền đó em có thể mua giấy vệ sinh cho cả nhà. Nếu không kiếm được tiền, em nên dùng não để nghĩ cách tiết kiệm tiền!", chồng từ chối.
Chưa dừng lại ở đó, trong dịp em gái đi lấy chồng vì không có quần áo mặc cho ngày trọng đại đó tôi đã nói với chồng: "Em là chị gái. Em không thể ăn mặc quá tồi tàn. Như thế sẽ làm bố mẹ và em gái em xấu mặt. Hơn nữa, cân nặng hiện tại của em không thể mặc chiếc váy cũ trước đây. Anh mua cho em một chiếc váy đi!".
“Bao nhiêu?”, chồng hỏi.
"Em đã đến cửa hàng và xem. Nó khoảng 600.000 nghìn nhưng em đã tìm kiếm trên mạng và giá chỉ bằng một nửa thôi!".
"Cái gì? Mua một cái váy mà hơn 600.000 nghìn sao? Bộ đồ trước kia của cô vẫn còn đẹp? Em gái em đã kết hôn, người ta không nhìn cô đâu. Hơn nữa cô còn là mẹ của hai đứa nhỏ, cô mặc cái gì thì cần gì để ý! Không mua!", chồng quát lớn từ chối.
Kết quả là một ngày trước đám cưới của em gái tôi, mẹ tôi đã không thể chịu đựng được và mua cho tôi một chiếc váy tử tế với giá gần hơn 1 triệu. Điều này khiến tôi cực kỳ xấu hổ và bị sỉ nhục.
Khi biết quần áo của tôi đắt như vậy, chồng đã trực tiếp mỉa mai: "Cái váy này 1 triệu 2 sao? Cô thật ngu ngốc, không có đầu óc, không nên bỏ tag, mặc một lần rồi trả lại đi. Thử nghĩ mà xem 1 triệu 2 mua được bao nhiêu sữa bột và bỉm cho con? Bây giờ cô không xứng mặc quần áo đẹp như vậy, mặc vào cũng không đẹp. Người ta còn nghĩ cô mặc đồ ngủ đấy. Thật phí tiền!"
Trong những năm gần đây, để hạn chế chi tiêu của tôi, chồng đã dùng đến mọi thủ đoạn. Anh ta thường đưa cho tôi không quá 10 triệu một tháng để chi tiêu tất cả cho gia đình 5 miệng ăn. Tất cả những đồ đạc muốn mua trong nhà đều phải đưa danh sách cho anh ta xét duyệt.
Một chuyến đi mua sắm vào năm ngoái đã khiến trái tim tôi hoàn toàn tuyệt vọng và nguội lạnh với chồng. Chuyện là trước trong giỏ hàng của tôi bị thiếu 3 món đồ tôi đã bỏ giỏ và được thêm 3 thứ khác. Tôi hỏi chồng: “Trong giỏ hàng mua bồn ngâm chân cho mẹ em, sao lại biến mất?”
“Cô không kiếm ra tiền, việc hiếu kính mẹ cô nên để lại cho em cô. Mẹ cô cũng không mua nhà lầu xe hơi cho cô!”
"Nhưng mẹ tôi thường trợ cấp cho cuộc sống của chúng ta và giúp tôi chăm sóc bọn trẻ. Gần đây, mẹ tôi luôn bị đau chân. Hơn nữa bồn ngâm chân chỉ có giá 220 nghìn thì có vấn đề gì?", tôi vừa khóc vừa nói.
"220 nghìn thì không phải là tiền à? Cô cố kiếm 220 nghìn đi".
“Tôi còn mua thuốc hạ huyết áp cho bố, sao chúng lại mất?” tôi hỏi lại chồng.
"Nhà mẹ đẻ của cô không đủ tiền à. Tôi không mua đâu!", chồng trả lời.
"Còn có một thỏi son dưỡng 100 nghìn sao tôi không được mua? Ngày nào tôi cũng đưa đón con, miệng khô nứt nẻ. Tại sao không mua cho tôi một thỏi son?", tôi bật khóc.
"Bôi ít dầu dừa là được. Mua son dưỡng làm gì? Không kiếm được thì phải tiết kiệm. Đến bao giờ cô mới hiểu chân lý này!", người chồng hờ hững nói.
Các sản phẩm bổ sung trong lần mua sắm này toàn bộ đều là đồ của chồng tôi. Anh ta mua những thứ cao cấp có giá thấp nhất là 1 triệu và đắt nhất là 15 triệu.
“Không có gì lạ, không kiếm tiền thì cô không có tư cách nói!”, chồng đáp lại.
Làm ngơ trước mọi nỗ lực
Ngoài hạn chế về tài chính, người chồng đã nhắm mắt làm ngơ trước mọi nỗ lực của tôi.
Cứ 4h sáng, tôi phải dậy, thay tã cho con trai và chuẩn bị quần áo cho con gái, chồng. 5h bắt đầu nấu bữa sáng và xong gọi chồng con dậy ăn.
"Cô không rửa bát à! Cô thực sự có thể làm gì được?", chồng tức giận nói.
Sau khi chồng con ăn hết, tôi mới ăn nốt phần còn lại. Thấy vậy chồng nói tôi: "Nhìn cô kìa, cứ như quỷ đói tái sinh vậy! Thật xấu hổ!".
Buổi tối, tôi thường một tay bế con trai, tay kia ôm con gái và đi chợ mua đồ ăn. Vừa bước vào cửa, tôi nhìn thấy hai chiếc tất do chồng ném, một đôi giày cạnh cửa và một đôi cạnh cửa phòng tắm.
“Giúp tôi bế con lên, tay tôi tê cứng rồi!”, tôi hét lên với chồng.
Chồng không trả lời, tiếp tục nằm trên ghế sofa và xem điện thoại. Tôi đặt con xuống, nhặt hai chiếc tất và một đôi giày của chồng lên cất đi: “Anh về sớm một chút đi, dọn dẹp rồi nấu đồ ăn được không!”, tôi bất lực nói với chồng.
"Tôi làm hết rồi thì cô làm gì vậy? Không kiếm ra tiền còn muốn lười biếng sao?", chồng vừa nói vừa dùng điện thoại di động.
"Anh giúp tôi đi, tôi nấu cơm, anh trông chừng con trai, giúp con gái làm bài tập, nếu không chúng ta không ăn cơm được đâu!".
"Không giúp! Cô vừa lười vừa ngu. Phụ nữ khác lo công việc, lo gia đình còn cô thì suốt ngày lo nấu nướng, nuôi con!". Nói xong, chồng tôi bước vào phòng ngồi chơi game.
Tôi làm bữa tối, tôi cho các con ăn, dọn dẹp nhà bếp, đưa hai đứa trẻ đi tắm, tự tay giặt đồ của cả nhà, giúp con gái làm bài tập và đọc sách tranh cho con trai nghe thì cũng đã 23h30. Lúc này chồng đã ngủ say.
Bạo lực gia đình ngày càng nhiều
Điều khiến tôi quyết tâm ly hôn là việc chồng bạo hành ngày càng thường xuyên hơn.
Năm ngoái, mẹ chồng tôi bị tai biến mạch máu não và phải nhập viện. Tôi đã đề xuất tìm y tá để chăm sóc mẹ chồng do quá bận vì phải chăm sóc hai con. Anh ta đã giơ tay đánh tôi: "Cô bận rộn làm gì? Đồ bất hiếu!"
Sau khi mẹ chồng xuất viện, bà chuyển tới nhà chúng tôi sống. Trong một lần tôi đi đón con, khi về thì thấy mẹ chồng nằm tiểu trên giường, đang định dọn dẹp thì anh ta bước vào lại đánh tôi: “Cô hành hạ mẹ tôi à!”.
Năm ngoái, con trai tôi đi nhà trẻ và bản thân muốn ra ngoài tìm việc nên tôi đã bàn với chồng cho mẹ chồng vào viện dưỡng lão. Anh ta ngay lập tức đánh tôi. Trước trận bạo hành của chồng, tôi không né tránh, khóc hay phản kháng mà lén quay lại video làm bằng chứng. Điều này giúp quá trình khởi kiện ly hôn của tôi với chồng cũ không mất nhiều thời gian.
Cuộc sống của chồng cũ
Ngày thứ hai ly hôn, chồng cũ phải tự đi chợ, thuê bảo mẫu. Tiền lương hàng tháng của bảo mẫu đầu tiên là 6 triệu nhưng cô ấy đã bỏ việc ngay sau khi làm được một ngày: "Nhà anh nhiều việc quá, nếu không trả được 26 triệu tôi sẽ không làm!"
Người bảo mẫu thứ hai được trả 10 triệu/ tháng, cô ấy làm việc được ba ngày thì xin nghỉ việc, lý do là: “Tôi chỉ được thuê để trông trẻ thôi, còn mẹ anh phải thuê một người bảo mẫu khác để hoàn thành hết công việc!”
Bảo mẫu thứ ba lương tháng 12 triệu nhưng yêu cầu nghiêm ngặt chế độ làm việc 8 tiếng, có nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và trợ cấp hàng năm. Sau một tháng, chồng cũ xin nghỉ phép 13 lần và có nguy cơ bị sa thải.
Người bảo mẫu thứ tư thậm chí còn yêu cầu mức lương hàng tháng là 16 triệu tùy theo tình hình.
Chịu không nổi, chồng cũ phải xin nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái, chăm sóc mẹ già vì không đủ tiền thuê bảo mẫu. Do đó, sau gần 3 tháng ly hôn anh ta lại tìm tới tôi như ở đầu bài viết.