Thái Bình công chúa triệu tập vài nam sủng: Hôm sau cung nữ dọn dẹp thấy cảnh này bỗng tái mặt chạy ra

Chuyện gì đã xảy ra trong cung điện của Thái Bình công chúa?

Nhà Đường là một triều đại thường được hậu thế nhắc đến bởi sự phồn thịnh và còn là triều đại xuất hiện nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường cũng là một triều đại có tư tưởng tương đối cởi mở, bởi vì sự xuất hiện của Võ Tắc Thiên, địa vị của nữ giới đã được nâng cao ở một mức độ nhất định, và cũng xảy ra rất nhiều câu chuyện thú vị.

Bài viết này sẽ không nhắc về Võ Tắc Thiên mà hé lộ những góc khuất trong cuộc đời của con gái bà – Thái Bình công chúa, từ hai cuộc hôn nhân đến những tham vọng chính trị và kết cục bi thảm.

Thái Bình công chúa triệu tập vài nam sủng: Hôm sau cung nữ dọn dẹp thấy cảnh này bỗng tái mặt chạy ra- Ảnh 1.

Thái Bình công chúa từ nhỏ đã được cha mẹ và anh trai hết mực yêu thương. (Ảnh: Sohu)

Trong chính sử, không có ghi chép chi tiết về ngày sinh và tên của Thái Bình công chúa, tuy nhiên có người dựa theo các sử liệu liên quan suy đoán bà có thể tên là Lý Lệnh Nguyệt, sinh vào khoảng năm 665.

Thái Bình công chúa từ nhỏ đã được cha mẹ và anh trai hết mực yêu thương, thực ra bà còn một người chị gái, nhưng đã mất sớm. Đối với người con gái duy nhất Thái Bình công chúa, Võ Tắc Thiên đương nhiên sẽ dồn hết tình yêu thương. Có lẽ cũng bởi vì sự "cưng chiều" này, dã tâm của Thái Bình công chúa ngày càng lớn, hơn nữa còn tàn nhẫn, thậm chí còn có ý định noi gương mẹ mình, tranh giành quyền lực.

Hai cuộc hôn nhân và sự thay đổi của Thái Bình công chúa

Hai cuộc hôn nhân của Thái Bình công chúa có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời bà. Cuộc hôn nhân đầu tiên của bà là với cháu trai của Đường Cao Tông, Tiết Thiệu, hai người có thể coi là môn đăng hộ đối. Người ta nói rằng khi kết hôn, buổi lễ rất long trọng, những ngọn đuốc soi sáng đã làm cháy xém cả cây cối dọc đường, vì vậy mới có điển tích "Liệu đuốc khô hòe".

Thái Bình công chúa triệu tập vài nam sủng: Hôm sau cung nữ dọn dẹp thấy cảnh này bỗng tái mặt chạy ra- Ảnh 2.

Khi đó con trai út của Thái Bình công chúa mới vừa đầy tháng, cái chết của chồng đã khiến bà vô cùng đau khổ. (Ảnh: Sohu)

Sau khi kết hôn, tình cảm của hai người vẫn luôn rất tốt, tưởng chừng như họ có thể sống hạnh phúc đến trọn đời. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, anh trai của Tiết Thiệu là Tiết Nghị tham gia mưu phản, Tiết Thiệu cũng bị liên lụy. Tuy ông không bị xử tử ngay lập tức, nhưng lại bị giam vào ngục, cuối cùng chết đói. Khi đó con trai út của Thái Bình công chúa mới vừa đầy tháng, cái chết của chồng đã khiến bà vô cùng đau khổ, tính cách cũng thay đổi rất nhiều.

Thái Bình công chúa khi đó vốn không có ý định tái giá, nhưng Võ Tắc Thiên vì muốn củng cố chính quyền của mình, cũng vì muốn bảo vệ bà, nên đã nhanh chóng gả bà cho Võ Du Kỵ. "Tân Đường thư" có đoạn chép, "Võ Du Kỵ vốn đã có vợ, để con gái thuận lợi lấy ông, Võ Tắc Thiên lại ra lệnh xử tử vợ của ông."

Thái Bình công chúa triệu tập vài nam sủng: Hôm sau cung nữ dọn dẹp thấy cảnh này bỗng tái mặt chạy ra- Ảnh 3.

Sau khi kết hôn lần nữa, Thái Bình công chúa đổi tính giống mẹ mình là Võ Tắc Thiên nuôi dưỡng nam sủng. (Ảnh: Sohu)

Nhưng cuộc hôn nhân của Thái Bình công chúa và Võ Du Kỵ không hạnh phúc, có lẽ vì bà không có tình cảm với Võ Du Kỵ, sau khi kết hôn lần nữa, Thái Bình công chúa đổi tính giống mẹ mình là Võ Tắc Thiên nuôi dưỡng nam sủng.

Bắt chước Võ Tắc Thiên và kết cục bi thảm

Theo “Cổ Đường Sách: Tiểu sử Thái Bình công chúa” và “Gia đình, hôn nhân, chính trị: Thái Bình công chúa trong lịch sử” thì sau khi Võ Du Kỵ chết, Thái Bình công chúa càng không kiêng nể gì, ngày càng quá quắt. Có người nói một đêm khuya, Thái Bình công chúa triệu tập nhiều nam nhân đến. Ngày hôm sau, khi các thị nữ đến dọn dẹp phòng, vừa bước vào liền hét lớn, mặt mày tái mét.

Thái Bình công chúa triệu tập vài nam sủng: Hôm sau cung nữ dọn dẹp thấy cảnh này bỗng tái mặt chạy ra- Ảnh 4.

Một đêm khuya, Thái Bình công chúa triệu tập nhiều nam nhân đến cung của mình. (Ảnh: Sohu)

Đó là vì cung nữ phát hiện những nam nhân này đã chết. Các thị nữ phần lớn đều là những cô gái trẻ tuổi, hầu như chưa từng thấy cảnh tượng như vậy, liền kinh sợ, không biết làm thế nào, chỉ có thể hoảng loạn bỏ chạy. Còn chuyện đêm hôm đó rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, đến nay vẫn không có ghi chép nào nói rõ nguyên nhân, chỉ có thể dựa vào sự tưởng tượng của mọi người để phỏng đoán.

Về sau, dã tâm của Thái Bình công chúa ngày càng lớn, muốn giống mẹ mình nắm giữ toàn bộ quyền lực, nhưng bà lại đụng độ với Thượng Quan Uyển Nhi, khiến mong muốn này tan thành mây khói. Dù vậy, Thái Bình công chúa vẫn không từ bỏ, lại phát động chính biến vào những năm cuối đời, ý đồ mưu phản, cuối cùng vẫn thất bại, bị bắn chết tại nhà.

Thái Bình công chúa triệu tập vài nam sủng: Hôm sau cung nữ dọn dẹp thấy cảnh này bỗng tái mặt chạy ra- Ảnh 5.

Dã tâm của Thái Bình công chúa ngày càng lớn, muốn giống mẹ mình nắm giữ toàn bộ quyền lực, nhưng bà lại đụng độ với Thượng Quan Uyển Nhi. (Ảnh: Sohu)

Tuy mang tên Thái Bình công chúa, nhưng cuộc đời của bà không hề thái bình. Nửa đời trước được hưởng hết sự sủng ái, nửa đời sau lại trải qua bao sóng gió. Cuộc đời của bà tuy gây nhiều tranh cãi, nhưng thực ra bà cũng là một người đáng thương. Sinh ra trong gia đình đế vương, hưởng thụ vinh hoa phú quý, nhưng lại không thể làm chủ vận mệnh của mình, cuối cùng chỉ có thể trở thành công cụ chính trị.

(Tổng hợp)