Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi!

Cách mà thế hệ trẻ Gen Z (sinh từ năm 1997) sử dụng biểu tượng cảm xúc, dấu câu và từ lóng tại nơi làm việc khắp thế giới khiến các đồng nghiệp lớn tuổi hơn không khỏi bối rối.

Ma trận tiếng lóng, biểu tượng cảm xúc và dấu câu

Khi Mary Clare Wall 24 tuổi đọc được tin nhắn rằng một đồng nghiệp của cô chuẩn bị “ô dề” (nguyên văn: “out of pocket”), cô và một đồng nghiệp khác trẻ hơn cười khúc khích.

Là những lao động thuộc thế hệ Gen Z, Wall và bạn bè đồng trang lứa giải thích cụm từ trên có nghĩa là chuẩn bị làm một điều gì đó thiếu đứng đắn hoặc không phù hợp. Theo cách tương tự, cô cũng khiến những đồng nghiệp lớn tuổi bối rối bởi không ngừng dùng từ “slay” (tạm dịch: “chất lừ”).

Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi! - Ảnh 1.

2 nhân vật trong bài, Janvi Kalra và Molly Foulkes.

“Tôi phải đưa ra một định nghĩa của từ ‘slay’. Giờ ai cũng nhắn ‘slay’ với tôi và họ đều phấn khích khi biết thế nghĩa là gì”.

Thế hệ Z hay Gen Z được Trung tâm Nghiên cứu Pew định nghĩa là những người sinh từ năm 1997 đến 2012 và họ đang thổi làn gió mới vào kiểu giao tiếp nơi làm việc.

Khi việc giao tiếp công việc qua tin nhắn ngày càng trở nên phổ biến, phong cách giao tiếp của Gen Z đang thách thức môi trường lao động đa thế hệ theo những cách rất mới: vừa dễ gây bối rối, hồi hộp, vừa tạo ra những tình huống bi hài.

Wall nói việc sử dụng từ “slay” (gần tương tự từ lóng “chất lừ” trong tiếng Việt) là một trong số nhiều ví dụ cách mà cô và đồng nghiệp lớn tuổi không hiểu ý nhau khi sử dụng. Nhưng không chỉ từ lóng, ngay cả dấu câu và emoji (biểu tượng cảm xúc) cũng “gây lú”.

Sự hiện diện của Gen Z tại nơi làm việc ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu của Oxford Economics, đến năm 2030, họ dự kiến sẽ tăng gấp ba lần hiện nay để chiếm 30% tổng số việc làm ở Úc, Pháp, Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Thế cũng có nghĩa là phong cách giao tiếp qua văn bản của thế hệ này sẽ ngày càng phổ biến.

Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi! - Ảnh 2.

Lieke Verheijen, phó giáo sư nghiên cứu về giao tiếp kỹ thuật số chuyên nghiệp tại Đại học Radboud ở Hà Lan, cho biết: “Điều khó khăn nhất là ngôn ngữ liên tục thay đổi. Hiện tượng hiểu sai chắc chắn có thể làm phức tạp và cản trở giao tiếp”.

Verheijen cho biết, nhiều người thuộc thế hệ Gen Z đã lớn lên cùng việc giao tiếp bằng kỹ thuật số và thông qua văn bản, nên họ phải phát triển các cách để kết hợp giọng điệu và ý định.

Điều đó có nghĩa là phổ biến sử dụng hình ảnh như meme và biểu tượng cảm xúc với cách hài hước. Và với việc sử dụng rộng rãi phương tiện truyền thông xã hội, nhân viên Gen Z có thể truyền bá các xu hướng mới cho các đồng nghiệp của họ nhanh hơn nhiều, dẫn đến việc áp dụng rộng rãi.

Alyssa Velez, một chuyên gia quan hệ truyền thông 23 tuổi ở Chicago, cho biết cô phải tập làm quen cách nhìn thấy dấu chấm ở cuối câu trong tin nhắn Slack và email từ đồng nghiệp. Một lần cô ấy nhận được lời nhận xét từ một đồng nghiệp là: “làm tốt lắm”, nhưng dấu chấm này khiến cô nghi ngờ liệu mình có thực sự được khen ngợi hay không.

Velez thực sự lo lắng đến mức hỏi lại và nhận ra mình đã cả nghĩ rồi.

Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi! - Ảnh 3.

Janvi Kalra, một kỹ sư phần mềm 23 tuổi tại công ty khởi nghiệp Coda có trụ sở tại San Francisco, đồng ý, lưu ý rằng đôi khi Gen Z diễn giải dấu chấm cuối câu là gây hấn thụ động hoặc lạnh lùng vì nó quá trang trọng. Nhưng các đồng nghiệp lớn tuổi hơn thích sử dụng câu đầy đủ, hoàn chỉnh với dấu chấm.

Kalra cho biết điều thường gây ra sự nhầm lẫn nhất là các biểu tượng cảm xúc. Cô cho biết một kỹ sư cấp cao đã từng hỏi ý cô là gì khi nhắn tin kết hợp biểu tượng cảm xúc làm móng tay với biểu tượng cảm xúc ngọn lửa ().

Theo cô, biểu tượng cảm xúc làm móng đơn giản nghĩa là “Tới luôn, gái ơi” và biểu tượng ngọn lửa đơn giản là làm tăng thêm hiệu ứng.

Có nhiều câu hỏi phát sinh từ phong cách giao tiếp này đến mức Coda phải lập hẳn một kênh chat riêng làm “từ điển” cho mọi người. Theo Kalra, một số Gen Z diễn giải biểu tượng cảm xúc mắt mở với đôi môi chu ra () là đang thể hiện sự phán xét chứ không phải hôn.

Một số có thể sử dụng biểu tượng đầu lâu () hoặc khuôn mặt như đang khóc nức nở () thực ra là đại diện cho cảm xúc cười ngặt nghẽo, “cười chết mất thôi, cười ra nước mắt” theo nghĩa đen.

Một số đông Gen Z (kể cả ở nước ngoài hay Việt Nam) thì đặc biệt ghét biểu tượng cảm xúc cười phổ biến () vì trong khi miệng thì cười nhưng đôi mắt thì không, tạo cảm giác gây hấn thụ động, lạnh lùng hoặc giả tạo.

Kalra nhận xét về biểu tượng đó: “Trông nó có đôi mắt chết chóc, chẳng có tí hơi ấm nào”.

Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi! - Ảnh 4.

Keith Broni, tổng biên tập của bách khoa toàn thư và kho lưu trữ biểu tượng cảm xúc trực tuyến emojipedia.org, cho biết Gen Z có xu hướng sử dụng biểu tượng cảm xúc với nhiều sắc thái và sáng tạo hơn nhiều so với các thế hệ trước vì họ lớn lên cùng với việc sử dụng chúng.

Thông thường, điều đó có nghĩa là các biểu tượng cảm xúc mang rất nhiều sắc thái bóng gió.

Molly Foulkes, một quản lý khách hàng 25 tuổi tại công ty phần mềm sự kiện Frameable, cho biết cô hiểu biểu tượng cảm xúc đôi môi với một nhãn cầu ở mỗi bên để truyền đạt kiểu khuôn mặt ngây ra hoặc sốc () - cách dùng này bắt nguồn từ một mạng xã hội video.

Đặc biệt nhạy cảm qua giao tiếp trực tuyến

Ngược lại, cô cũng khó chịu với cách các đồng nghiệp lớn tuổi hơn nhắn lại biểu tượng cảm xúc giơ ngón tay cái () với mọi phản hồi vì không hiểu được như thế là sao.

Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi! - Ảnh 5.

Dấu câu cũng mang nhiều sắc thái nghĩa với “từ điển nhận diện” của Gen Z. Đặc biệt, dấu 3 chấm bị Gen Z rất ghét.

Dù các thế hệ trước sử dụng dấu 3 chấm đơn giản như cách để giãn câu hoặc điều chỉnh nhịp độ văn bản, Gen Z không nghĩ đơn giản vậy.

Wendy Montaño, một nhà phân tích hỗ trợ kỹ thuật 23 tuổi cho một công ty công nghệ có trụ sở tại Texas, cho biết cô ấy cực kỳ “ghét” dấu 3 chấm.

“Nếu ai đó từng sử dụng dấu chấm, dấu chấm, dấu chấm, tôi chỉ nghĩ, 'Ôi Chúa ơi, tôi đã chọc giận họ rồi'. Bộ não của tôi tự động nghĩ, 'Tôi đã nói gì vậy?' hoặc 'Ôi Chúa ơi, điều này thật khó chịu phải không?'”.

Cô cũng cho biết mình và đồng lứa hay sử dụng dấu chấm than thường xuyên hơn những đồng nghiệp thuộc thế hệ trước. Đôi khi, cách sử dụng 1 dấu chấm than hoặc nhiều dấu chấm than liên tiếp (!!!) là để thể hiện thái độ nhiệt tình.

Tiếp tục với những điều khiến Gen Z “hoảng sợ” trong phong cách giao tiếp của thế hệ trước là những đoạn văn dài trong cùng 1 tin nhắn. Họ có xu hướng chia suy nghĩ thành rất nhiều tin nhắn nhỏ để bớt phiền hà với dấu câu và viết hoa.

Thế hệ trẻ và muôn kiểu sáng tạo ngôn ngữ, phá tung rào cản giao tiếp nơi công sở: Chỉ dấu chấm câu cũng đủ khiến lo lắng không thôi! - Ảnh 6.

Lý giải về điều này, Andrew High, phó giáo sư tại Đại học Penn State, người nghiên cứu về giao tiếp liên cá nhân cho hay khái niệm email hay nhắn tin từ các thế hệ trước phát triển từ việc viết thư, còn Gen Z thì nhiều khả năng coi viết thư là đồ cổ và hoàn toàn xa lạ. Lý do là bởi, họ dành nhiều phần trong cuộc đời để sinh hoạt online hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây.

Đối với một số thành viên Gen Z, tốc độ phản hồi cũng quan trọng không kém cách giao tiếp. Layla Wellington, một trợ lý sau đại học 22 tuổi ở Đại học Illinois Springfield, cho biết cô phải làm quen với sự chậm trễ trong việc nhận phản hồi email.

Việc nhận email hơi chậm có thể khiến cô lo lắng, nhưng dần dần Gen Z này cũng phải làm quen với sự thật là email không phải lúc nào cũng phản hồi ngay được, và nhiều người chỉ gửi mail trong giờ làm việc.

Cuối cùng, kể cả những Gen Z “kỳ cựu” như Mary Clare Wall cũng phải choáng váng với xu hướng thay đổi liên tục không ngừng từ các thế hệ sau, thể hiện qua cách giao tiếp của cậu em trai kém cô 4 tuổi.

Nguồn: Washington Post