Thực hư chuyện nàng hậu họ Hà tự nhận mình là “công chúa” nhà Nguyễn đời thứ 7, “hậu duệ” thật lên tiếng phản bác luôn

Thực hư câu chuyện Hoa hậu Hà Kiều Anh tự nhận mình là công chúa đời thứ 7 của triều Nguyễn.

Cách đâu ít giờ, câu chuyện hoa hậu Hà Kiều Anh lên tiếng về thân thế hoàng tộc của mình được chia sẻ tràn làn trên mạng. Cô khẳng định bản thân là công chúa đời thứ 7 của nhà Nguyễn qua lời kể của bà nội. Không chỉ đơn giản tự xưng mà cô còn chia sẻ tường tận câu chuyện từ thời vua Gia Long liên quan thế nào đến bà nội của cô. Câu chuyện này nhận được hàng ngàn lượt yêu thích của nghệ sĩ, đồng nghiệp, người hâm mộ, hàng trăm bình luận chúc mừng và rất nhiều lượt chia sẻ. 

Trước thông tin này, nhà nghiên cứu độc lập trẻ Tôn Thất Minh Khôi - hậu duệ Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa thứ 8 triều Nguyễn (người sáng lập trang Thiên Nam lịch đại hậu phi, chuyên cung cấp thông tin về hậu phi, nội cung sử Việt) đã lên tiếng, cho rằng: Hoa hậu Hà Kiều Anh không phải "công chúa" đời thứ 7 triều Nguyễn như chị tự xưng! Anh nói: "Mình xin chỉ những lỗi sai về kiến thức cực kỳ cơ bản nhưng rất nghiêm trọng mà chị Hà Kiều Anh đã mắc phải trong bài đăng của mình".

Cụ thể có ba điểm không chính xác trong câu chuyện của Hoa hậu Hà Kiều Anh. Thứ nhất, nhân vật Tiệp Phi trong lịch sử không hề được ghi chép lại trong sử sách.  Người mà Hoa hậu Hà Kiều Anh đề cập đến thực ra là Bà Tiệp dư Lê Thị Ái, thụy Tịnh Nhu, bà là phi tần của Hoàng đế Minh Mạng và là sinh mẫu của Tuy Lý Vương (Nguyễn Phước Miên Trinh). Sự việc Tuy Lý Vương Miên Trinh đón bà Tiệp dư Lê Thị Ái về phủ để phụng dưỡng suốt đời cho đến khi bà qua đời là chính xác. Ngược theo dòng lịch sử, bà Lê Thị Ái - chỉ là Tiệp dư, một chức ở hàng Lục giai (Bậc Sáu), tức cách nhau đến 4-5 bậc - đối lập với những gì nàng Hậu viết trong bài viết là nằm ở hàng Nhất giai - Nhị giai (Bậc Nhất và Bậc Hai)

Thứ hai, Hà Kiều Anh đã tiếp tục có sai lầm trong cách gọi tên của tổ tiên khi gọi nhân vật lịch sử là Hương Ngãi trong khi thực chất là Hường Ngải. Cô gọi chức danh "Tuy Lý Vương" là tên gọi cũng sai vì đây là tước hiệu mà triều đình ban tặng cho ông Nguyễn Phước Miên Trinh để tỏ rõ vị thế hoàng thân quốc thích, không phải tên riêng.

Thứ ba, danh hiệu Công chúa của thời Nguyễn không đơn giản mà được sách phong. Những người con gái của Hoàng đế triều Nguyễn khi sinh ra chỉ được gọi là "Hoàng nữ", thông thường khi lớn lên và hạ giá lấy chồng thì mới được Hoàng đế sách phong làm Công chúa với một buổi lễ riêng, có sách bảo và phong hiệu riêng. Bên cạnh tước vị Công chúa thì nhà Nguyễn sách phong Trưởng Công chúa cho các bậc chị em gái của Hoàng đế, Thái trưởng Công chúa cho các bậc cô dì của Hoàng đế. Bà cố ngoại của cô Hà Kiều Anh như cô nói là Công Tằng Tôn Nữ tất nhiên không phải là Công chúa như lời cô nói vì không nằm trong "danh sách nhân sự" có thể sách phong Công chúa. Bên cạnh đó, từ bà cố ngoại của Hà Kiều Anh truyền đến 3 đời nữa mới đến cô, mối liên hệ lại càng thêm mong manh.

MỤC LỤC [Hiện]