Trang Tiểu Oai sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục tại Trung Quốc. Ngay từ nhỏ, cô đã bộc lộ tham vọng của mình một cách rõ ràng, đó là trở thành nhà khoa học. Trang Tiểu Oai từng bước chạm tay tới ước mơ của mình nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Trang Tiểu Oai luôn giữ vững thành tích học tập xuất sắc của mình, tuy nhỏ tuổi nhưng đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhờ thế, năm 13 tuổi, cô thuận lợi đậu vào lớp dự bị của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Ngay từ nhỏ, Trang Tiểu Oai đã rất quan tâm tới vật lý. Mỗi khi nói về vật lý, đôi mắt cô như bừng sáng lên bởi sự tò mò và ham học hỏi.
Năm 19 tuổi, Trang Tiểu Oai tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, sau đó đến Đại học California để học sau đại học.
Trong quá trình nghiên cứu sau đại học, Trang Tiểu Oai gặp không ít khó khăn nhưng mỗi lần như vậy cô đều không bỏ cuộc.
Năm 1997, Trang Tiểu Oai nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học California, năm đó cô mới 25 tuổi.
Con đường trở thành nhà khoa học của Trang Tiểu Oai không thực sự thuận buồm xuôi gió
Từ nhỏ tới lớn, Trang Tiểu Oai không khác gì “mọt sách” chính hiệu, được rất nhiều người ngưỡng mộ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, Trang Tiểu Oai bắt đầu đi tìm việc. Cô không được giữ lại trường vì chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
Trang Tiểu Oai không hài lòng với việc chỉ nghiên cứu vật lý. Cô luôn muốn thử một cái gì đó mới mẻ hơn. Vì vậy, cô đã trình bày ý tưởng của mình với giáo sư Steven Chu và bắt đầu chuyển sang nghiên cứu lĩnh vực sinh học.
Lĩnh vực sinh học rất rộng đối với một kẻ “ngạo đạo” như Trang Tiểu Oai – một người chỉ biết mỗi vật lý.
Trang Tiểu Oai đã bị ám ảnh bởi nghiên cứu vật lý hơn 20 năm qua, cô cũng chưa bao giờ học môn sinh tại trường đại học, thậm chí không thể phân biệt được sự khác biệt giữa DNA và RNA.
Tuy nhiên, với tâm lý không sợ khó, sợ khổ, cô quyết định học từ đầu với lĩnh vực sinh học. Việc thiếu kiến thức chuyên môn là vấn đề đầu tiên cần được giải quyết. Cô hiểu được tình trạng của mình, vì thế ngày đêm không ngừng học hành.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, Trang Tiểu Oai cũng nhận được nhiều lời mời học tiếp lên cao tại các trường đại học nổi tiếng như Caltech, Cornell, Princeton nhưng cuối cùng đã chọn Harvard.
Vì lĩnh vực sinh học cô đang khám phá quá mới nên bản thân cần nỗ lực gấp nhiều lần so với người khác. Trong nhiều tuần, cô làm việc và nghiên cứu hăng say từ 10 sáng tới 12 giờ đêm, liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ quên ăn quên ngủ. Thế nhưng, đối với cô lúc đó, việc nghiên cứu là cách cô đang tận hưởng cuộc sống này. Cô có thể cảm nhận được hạnh phúc và niềm vui từ nó chứ không đơn thuần chỉ là những vất vả mà mọi người thấy trước mắt.
Thành quả của những năm tháng cố gắng không ngừng nghỉ
Ở tuổi 31, Trang Tiểu Oai đã giành được giải thưởng Mike Arthur Genius năm 2003. Đây không chỉ là một giải thưởng danh giá cao nhất đối với cô mà còn là niềm vinh dự cho toàn thể người dân Trung Quốc. Cô là nhà khoa học nữ Trung Quốc đầu tiên nhận được giải thưởng này.
Năm 2012, Trang Tiểu Oai trở về Trung Quốc và trở thành học giả hàng đầu của Đại học Bắc Kinh. Vị trí này không dành cho tất cả mọi người, học giả cuối cùng từng giảng dạy ở đây là người đoạt giải Nobel.
Tên tuổi của Trang Tiểu Oai được nhiều người trong cộng đồng nghiên cứu khoa học biết đến. Năm 2004, ấn phẩm nổi tiếng của Mỹ "Science and Technology Review" đã chọn ra 600 người được đề cử từ nhiều quốc gia trên thế giới vì những đóng góp, nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong số những người trẻ dưới 35 tuổi, có tên Trang Tiểu Oai. Đồng thời, Viện Y khoa Hughes nổi tiếng cũng tuyên bố sẽ cấp cho Trang Tiểu Oai 7 triệu USD kinh phí nghiên cứu trong 7 năm.
Năm 2005, Trang Tiểu Oai 34 tuổi trở thành giáo sư chính thức tại Đại học Harvard.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, Trang Tiểu Oai trở thành viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Với những danh hiệu khác nhau trong cuộc đời của Trang Tiểu Oai, không khó để nhận thấy rằng trên phương diện nghiên cứu khoa học, người phụ nữ này luôn có khát vọng lớn về tri thức. Càng đi xa, cô càng thấy thế giới này thật rộng lớn và có vô số thứ để khám phá.