Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên có dung mạo giống nhau: Do có liên quan tới ông ngoại của vợ Dương Quá

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên sở hữu dung mạo giống nhau đến kinh ngạc.

Dung mạo giống nhau như hai giọt nước

Theo Sohu, trong nguyên tác của Kim Dung thì Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ và Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Hiệp Lữ vốn dĩ rất giống nhau. Thật trùng hợp, trong các phiên bản phim truyền hình chuyển thể, Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi đều đã từng đảm nhận cả hai vai diễn này. Liệu đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là do Kim Dung cố ý sắp đặt? Vậy mối quan hệ thực sự giữa họ là gì?

Sự giống nhau giữa Vương Ngữ Yên và Tiểu Long Nữ mà trong sách đã có nhắc đến việc cả hai đều mang vẻ đẹp tựa như tiên nữ Cô Xạ. Đoạn Đoàn Dự nhìn thấy tượng "thần tiên tỷ tỷ" trong Lăng Hoàn Phúc Địa, trên vách đá bên cạnh có khắc những dòng chữ gì?

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên có dung mạo giống nhau: Do có liên quan tới ông ngoại của vợ Dương Quá- Ảnh 1.

Tượng "thần tiên tỷ tỷ" trong Lăng Hoàn Phúc Địa. (Ảnh: Sohu)

Nguyên văn viết: "Ánh mắt chuyển đến mấy hàng chữ trên vách đá: Núi Cô Xạ có thần nhân ở, da thịt như băng tuyết, yểu điệu như xử nữ, không ăn ngũ cốc, hít gió uống sương. Lập tức quay đầu nhìn bức tượng ngọc, nghĩ thầm: Mấy câu này của Trang Tử, dùng để hình dung vị thần tiên tỷ tỷ này, thật sự không còn gì thích hợp hơn." Bức tượng ngọc đó giống hệt Vương Ngữ Yên, vì vậy Vương Ngữ Yên dĩ nhiên cũng giống như tiên nữ Cô Xạ.

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên có dung mạo giống nhau: Do có liên quan tới ông ngoại của vợ Dương Quá- Ảnh 2.

Bức tượng ngọc đó giống hệt Vương Ngữ Yên. (Ảnh: Sohu)

Tiếp đến là Tiểu Long Nữ. Ngay đầu Thần Điêu Hiệp Lữ, Kim Dung đã mượn bài thơ của Khưu Xứ Cơ để miêu tả dung mạo của Tiểu Long Nữ: "Bài từ này ngâm tưởng chừng như hoa lê, kỳ thực ý nghĩa chân chính trong từ lại là ca ngợi một thiếu nữ xinh đẹp mặc áo trắng, nói nàng 'Hồn như Cô Xạ chân nhân, tiên tư linh tú, ý khí cao khiết', lại nói nàng 'Hạo khí thanh anh, tiên tài trác việt', 'Không cùng bách hoa khoe sắc'. Người đẹp được ca ngợi trong bài từ, chính là truyền nhân Cổ Mộ phái Tiểu Long Nữ."

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên có dung mạo giống nhau: Do có liên quan tới ông ngoại của vợ Dương Quá- Ảnh 3.

Tiểu Long Nữ. (Ảnh: Sohu)

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên quả thực có dung mạo rất giống nhau. Quan hệ giữa Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên, có lẽ phải bắt đầu từ câu chuyện Hoàng Thường chinh phạt Minh giáo.

Bí ẩn về nguồn gốc võ công trong Cửu Âm Chân Kinh

Trong Anh Hùng Xạ Điêu, khi giới thiệu về nguồn gốc của Cửu Âm Chân Kinh, Chu Bá Thông đã đề cập đến câu chuyện Hoàng Thường chinh phạt Minh giáo. Chi tiết cụ thể được đề cập tới ở hồi thứ 16 của Anh Hùng Xạ Điêu. Tuy nhiên, có một chi tiết khiến người ta rất khó hiểu. Đó là Hoàng Thường chỉ có một cách duy nhất là đến Lang Hoàn Ngọc Động của Mạn Đà Sơn Trang.

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên có dung mạo giống nhau: Do có liên quan tới ông ngoại của vợ Dương Quá- Ảnh 4.

Khi giới thiệu về nguồn gốc của Cửu Âm Chân Kinh, Chu Bá Thông đã đề cập đến câu chuyện Hoàng Thường chinh phạt Minh giáo. (Ảnh: Sohu)

Mạn Đà Sơn Trang cất giữ rất nhiều bí kíp võ công trên đời, vốn là do Vương phu nhân mang đến từ Lăng Hoàn Phúc Địa - nơi Tiêu Dao phái sưu tầm bí kíp võ học thiên hạ. Vương Ngữ Yên có thể tinh thông võ học thiên hạ cũng là nhờ học ở đây.

Gia tộc suy tàn và thân thế bí ẩn của Tiểu Long Nữ

Sau khi luyện thành thần công, Hoàng Thường quay lại giang hồ để báo thù. Theo như cốt truyện trong sách, lúc này kẻ thù của ông hoặc đã già hoặc đã chết, nên ông cũng không còn muốn báo thù nữa. Do đó, ông đã biên soạn tất cả những gì mình học được thành cuốn Cửu Âm Chân Kinh. Lúc này, rất có thể ông đã có một cô con gái. Vì không còn muốn báo thù, không còn mục tiêu phấn đấu, ông đã truyền Cửu Âm Chân Kinh cho con gái mình, rồi quy tiên.

Theo lời Chu Bá Thông, Cửu Âm Chân Kinh sau đó trở thành tuyệt kỹ bị quần hùng trong võ lâm tranh giành. Con gái của Hoàng Thường không phải người luyện võ, cầm bí kíp này lại trở thành gánh nặng. Vì vậy, bà đã chủ động vứt bỏ bí kíp, lấy một người bình thường, rồi sinh ra Tiểu Long Nữ. Về sau, vì không đủ khả năng nuôi dưỡng Tiểu Long Nữ, bà đã đặt đứa con gái còn đỏ hỏn trước cửa Trùng Dương Cung. Câu chuyện sau đó diễn ra như trong Thần Điêu Hiệp Lữ.

Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên có dung mạo giống nhau: Do có liên quan tới ông ngoại của vợ Dương Quá- Ảnh 5.

Hoàng Thường chính là ông ngoại của Tiểu Long Nữ. (Ảnh: Sohu)

Vậy quan hệ giữa Vương Ngữ Yên và con gái Hoàng Thường là gì? Có một điểm rất rõ ràng, từ đời Lý Thu Thủy, đến Vương phu nhân, rồi Vương Ngữ Yên, dung mạo của gia tộc họ hầu như không thay đổi. Mà Tiểu Long Nữ lại giống hệt Vương Ngữ Yên. Suy theo logic này, Vương Ngữ Yên và Mộ Dung Phục hẳn phải có một cô con gái. Còn Hoàng Thường và Tiểu Long Nữ chênh lệch tuổi tác quá lớn, nên nhiều khả năng là quan hệ ông ngoại - cháu gái. Hoàng Thường chính là ông ngoại của Tiểu Long Nữ. 

Như vậy, những vấn đề như Tiểu Long Nữ và Vương Ngữ Yên giống nhau, Hoàng Thường học võ công của kẻ thù bằng cách nào đều được giải thích hợp lý. Mối liên hệ giữa Thiên Long Bát Bộ và Xạ Điêu Tam Bộ Khúc cũng trở nên chặt chẽ hơn.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả trên Sohu, Sina, 163

Theo Sohu, Sina, 163