Tại Trung Quốc, thời phong kiến, các thái giám là những người chịu trách nhiệm hầu hạ hoàng thượng và các phi tần trong cung cùng với cung nữ. Ở thời đó, những người xuất thân nghèo hèn, gia đình không có thế lực gì mới bất chấp tất cả để làm thái giám.
Họ phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn, cắt bỏ đi bộ phận sinh dục của mình mới có thể vào cung. Người dân ở thời đó thường coi thường, chà đạp những người làm thái giám.
Trái với thái độ của người thường, hoàng đế lại vô cùng sủng ái, tin tưởng các thái giám. Thậm chí, trong lịch sử từng ghi nhận, nhiều thái giám còn được hoàng đế giao cho giữ những chức vụ cao trong triều đình. Vì sao lại như vậy?
Sở dĩ hoàng đế trọng dụng các thái giám là bởi 3 nguyên nhân.
Các thái giám tuy không có xuất thân hiển hách nhưng lại được hoàng đế vô cùng sủng ái. (Ảnh: Sohu)
Thứ nhất, thái giám là những người thân cận với hoàng đế. Nhiều vị hoàng đế từ nhỏ đã được các nhũ mẫu, thái giám chăm sóc. Người kề cận hoàng thượng ngày đêm cũng chính là thái giám. Vì thế, thái giám cũng là người hiểu rõ tâm tình của hoàng thượng nhất. Từ đây, họ nhận được sự tín nhiệm của nhà vua dành cho mình.
Thứ hai, thái giám là phương án an toàn. Các vị vua thời xưa thường thừa kế ngai vàng từ cha. Không phải vị quân vương nào cũng có khả năng điều hành đất nước, dù bản thân không muốn nhưng họ cần phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Thế nhưng, nếu hoàng đế quá tin tưởng vào vị quan văn hay quan võ nào đó trong triều, thì những người này rất có thể sẽ tranh quyền đoạt vị, cướp ngai vàng từ tay nhà vua. Do đó, các vị hoàng đế sẽ lựa chọn những thái giám không có quyền uy để làm kẻ thân cận với mình.
Thứ ba, các thái giám bị phụ thuộc vào hoàng đế. Thái giám phần lớn sống cuộc đời đơn độc tới lúc mất đi. Hơn nữa, gia đình họ không có tiền của, không có quyền lực, họ vào cung hầu hạ hoàng tộc cũng là để mưu sinh. Như vậy, các thái giám thường không có dã tâm, ít tham vọng, cam chịu và bị phụ thuộc hơn những người khác. Vì vậy, họ rất được hoàng đế sủng ái.
Nguồn: Sohu