Nếu tôi hỏi "Tại sao người ta kết hôn?" có lẽ sẽ nhận về những câu trả lời như là: "Tìm một người để hỗ trợ nhau, đồng hành cùng nhau, cùng chung sống"… Trong tưởng tượng của họ, hôn nhân là để tìm một người yêu thương mình, một người có thể an ủi, hỗ trợ, giúp đỡ…
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc như vậy. Bởi ai rồi cũng sẽ trải qua những khoảng thời gian chìm trong sự cô đơn, bất lực, tuyệt vọng trong cuộc hôn nhân của mình.
Sự bất lực này có thể là:
Bạn ước người bạn đời có thể hiểu mình nhưng họ lại từ chối.
Bạn ước người bạn đời có thể giúp đỡ nhưng họ lại nhìn bạn một cách thờ ơ.
Bạn ước người bạn đời có thể đứng phía về bạn nhưng họ lại đứng ở phía ngược lại.
Kết quả là, những mong ước vụn vặt về người bạn đời, hy vọng họ có thể thay đổi vì mình lại trở thành thứ giết chết tình yêu của hai người. Khi tích tụ quá nhiều sự thất vọng, cuộc sống hôn nhân chẳng còn màu hạnh phúc nữa.
Đối với những người kỳ vọng về hôn nhân, họ cho rằng, hôn nhân hạnh phúc là phải thế này, thế kia. Khi nó không như mong đợi, họ sẽ cảm thấy cô đơn và bơ vơ. Sự đau khổ trong hôn nhân đến từ khoảng cách giữa sự kỳ vọng và thực tế.
Thực tế, đây không chỉ là nỗi đau trong hôn nhân, mà còn là nỗi đau của cả cuộc đời.
Có một sự thật trong hôn nhân thường bị bỏ qua và không muốn được chấp nhận, đó là:
Giữa vợ chồng luôn có ranh giới, đôi khi họ sẽ như hai người xa lạ không liên quan. Mỗi người có thế giới riêng của mình.
Dù bạn có dựa dẫm vào người bạn đời như thế nào, bạn cũng cần phải tự mình giải quyết một số việc vì họ không thể giúp bạn và cũng không muốn giúp bạn.
Dù đã là vợ chồng nhưng cả hai vẫn là hai cá thế hoàn toàn độc lập, ở hai thế giới khác nhau. Nửa kia giống như một người xa lạ, không có chút liên quan gì. Họ có thể đứng đó nhìn bạn vật lộn với khó khăn. Đây chính là sự độc lập cơ bản trong một cuộc hôn nhân.
Vì vậy, bạn phải học cách chấp nhận sự bất lực nào đó trong hôn nhân. Trong những giây phút bất lực, người bạn đời của bạn sẽ dõi theo nhưng lại không giúp đỡ bạn.
Lúc đó, bạn sẽ nghĩ đến việc ly hôn, vì chẳng có ai giúp đỡ khi bạn ở một mình. Bạn không chấp nhận một người chỉ biết đứng nhìn người khác đang gặp khó khăn mà không giúp đỡ.
Đừng nghĩ rằng, khi kết hôn sẽ có một người có thể hỗ trợ hết mình. Điều này không thực tế, nếu người kia có thể ủng hộ bạn, đây mới thực sự là một cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Có thế lúc này, bạn cảm thấy bất lực. Thế nhưng, thực tế điều này cũng giống như khi bạn phải đối mặt với việc làm bài tập về nhà. Bạn chỉ có thể làm một mình, không ai giúp đỡ và họ chẳng liên quan gì tới bạn.
Đừng nghĩ rằng hôn nhân là để hỗ trợ lẫn nhau, thực ra bạn đời cũng sẽ làm tổn thương nhau rất nhiều.
Dù ai cũng mong rằng, mình sẽ có được một cuộc hôn nhân viên mãn nhưng phải chấp nhận là trên đời này không có thứ gì là tuyệt đối cả. Luôn luôn có những điều xấu xí nào đó trong những thứ vốn được xem là tốt đẹp.
Bạn tưởng tượng nửa kia tốt đẹp bao nhiêu, bạn sẽ càng khó chấp nhận những tính xấu của anh ta bấy nhiêu.
Bạn tận hưởng sự hỗ trợ và giúp đỡ mà họ mang lại cho bạn bao nhiêu, bạn càng khó có thể chịu đựng được những đau khổ họ mang lại bấy nhiêu.
Đây là tất cả những thứ bạn cần phải đối mặt trong hôn nhân. Người ta nói rằng, hôn nhân là sân tập và những tổn thương trên sân sẽ rèn luyện cho bạn tốt hơn. Hôn nhân cũng là do con người tạo ra. Thực ra, hôn nhân vốn chẳng là “bến cảng” bình yên mỗi khi bạn về nhà. Nó là hồ nước mênh mông có đủ thứ vui, buồn, thù hận bên trong. Hôn nhân vốn không chỉ có tình yêu, nó còn có sự ghét bỏ, thông cảm, chấp nhận, thấu hiểu…, vì vậy bạn cần đối xử với cuộc hôn nhân của mình ở mức trung hoà mặt tốt và mặt xấu.
Tất nhiên, bạn không cần phải ở trong một cuộc hôn nhân tồi tệ. Nếu cảm thấy không thể chấp nhận được nửa kia, bạn có thể lựa chọn từ bỏ cuộc hôn nhân của mình. Còn nếu bạn muốn tiếp tục ở lại, bạn cần ít phàn nàn hơn và học cách rèn luyện bản thân mình nhiều hơn nữa.
Sẽ có sự cô đơn, bơ vơ và tuyệt vọng trong hôn nhân, đó chính là khoảng trống cho sự trưởng thành. Suy cho cùng, hôn nhân là trò chơi của hai người lớn, không phải đứa trẻ quấn quít, không ai chăm sóc hoàn hảo cho bạn suốt đời.