Bên cạnh những vị tướng Thục Hán được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trọng dụng, như Ngũ Hổ Tướng và Ngụy Diên vẫn còn những người khác được 2 nhân vật này xem trọng. Bài viết này nói về một vị tướng khác, tuy được 2 người tin tưởng, nhưng lại ít được biết đến hơn. Đó chính là Trần Thức, một nhân vật trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Vị tướng Trần Thức trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trần Thức xuất hiện trong 2 lần, nhưng đều là để làm nền cho người khác. Trong trận chiến núi Định Quân ở Hán Trung, lão tướng Hoàng Trung đã lập nên chiến công hiển hách, dùng kế của Gia Cát Lượng, thừa lúc quân Tào Ngụy không đề phòng, chém chết đại tướng Hạ Hầu Uyên, giúp Lưu Bị giành chiến thắng vang dội.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trần Thức xuất hiện trong 2 lần, nhưng đều là để làm nền cho người khác. (Ảnh: Sohu)
Trước khi trận chiến này diễn ra, La Quán Trung đã thêm một tình tiết nhỏ để làm nổi bật lòng trung nghĩa của Hoàng Trung. Đó là việc Trần Thức, bộ tướng của Hoàng Trung, bị Hạ Hầu Uyên bắt sống, và Hoàng Trung vì thương thuộc hạ đã dùng Hạ Hầu Thượng, người mà ông bắt được, để đổi lấy Trần Thức. Trong trận sau cùng Hoàng Trung chém xong Hạ Hầu Uyên rồi cùng Trần Thức hai mặt đánh dồn lại. Trương Cáp phải rút chạy. Từ câu chuyện trên, có thể thấy Trần Thức trong tiểu thuyết chỉ là một nhân vật phụ dược dựng lên với mục đích gây sự chú ý cho người khác.
Sau khi Hoàng Trung qua đời, Trần Thức theo Gia Cát Lượng nam chinh bắc chiến. Tuy nhiên, trong lần Bắc phạt thứ ba, do truy kích quân Ngụy thất bại, ông bị quy trách nhiệm và bị xử trảm. Trong khi đó, Ngụy Diên cũng phạm lỗi tương tự nhưng lại được tha chết vì còn có ích cho tương lai. Một lần nữa, Trần Thức lại trở thành nhân vật phụ để làm nổi bật Ngụy Diên.
Vị tướng được Lưu Bị và Gia Cát Lượng xem trọng
Theo ghi chép trong Tam Quốc chí, Trần Thức đã đi theo Lưu Bị từ rất sớm, là một trong những lão thần của Lưu Bị, cũng là số ít tướng lĩnh Thục Hán trưởng thành từ vị trí thấp.

Trong trận chiến Tào Tháo chiếm được Hán Trung, Trần Thức đã giao chiến trực tiếp với Từ Hoảng. (Ảnh: Sohu)
Trong trận chiến Tào Tháo chiếm được Hán Trung, để lại Từ Hoảng và Hạ Hầu Uyên đối đầu với Lưu Bị, Trần Thức được Lưu Bị phái đi, chỉ huy mười mấy doanh binh sĩ, chặn đường Mã Minh Các. Tại đây, Trần Thức đã giao chiến trực tiếp với Từ Hoảng, một trong Ngũ Tử Lương Tướng, nhưng cuối cùng vẫn chưa giành được chiến thắng. Tuy nhiên, Trần Thức cũng không hề kém cạnh, vì vậy, Lưu Bị càng thêm coi trọng ông.
Trong trận Di Lăng sau đó, Trần Thức cũng là một trong số ít tướng lĩnh Thục Hán được Lưu Bị tin tưởng cho tham gia chiến dịch. Điều này cho thấy sự tín nhiệm của Lưu Bị đối với ông. Tuy nhiên, do sai lầm chiến lược của Lưu Bị, Trần Thức không có biểu hiện gì nổi bật.

Trong trận Di Lăng sau đó, Trần Thức cũng là một trong số ít tướng lĩnh Thục Hán được Lưu Bị tin tưởng cho tham gia chiến dịch. (Ảnh: Sohu)
Sau khi Lưu Bị qua đời, Trần Thức vẫn được Gia Cát Lượng tin tưởng và trọng dụng. Trong lần Bắc phạt thứ ba, Gia Cát Lượng phái Trần Thức dẫn quân đánh Vũ Đô và Âm Bình. Trần Thức đã không phụ lòng mong đợi, chiếm được cả hai thành, tạo nên đỉnh cao trong sự nghiệp quân sự của mình.
Từ ghi chép của chính sử, có thể thấy Trần Thức là một vị tướng "xuất thân từ hàng ngũ", dần dần trưởng thành, có năng lực độc lập tác chiến nhất định. Nhờ tính cách cần cù, tận tụy, ông rất được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trọng dụng.
Một ưu điểm khác của Trần Thức là sự trung thành. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ cần lãnh đạo ra lệnh, ông đều không do dự thi hành. Xét về tư cách, lòng trung thành hay năng lực, Trần Thức đều là một trong những tướng lĩnh xuất sắc của Thục Hán thời kỳ giữa, là nhân vật không thể thiếu. Địa vị của ông trong quân đội chỉ dưới Ngụy Diên và Ngô Ban, nhưng cao hơn những người khác.
Năm 229, trong lần bắc phạt thứ ba, Trần Thức nhận lệnh của Thừa tướng Gia Cát Lượng, dẫn quân thu phục hai quận Vũ Đô, Âm Bình. Tướng Ngụy là Quách Hoài muốn dẫn quân tái chiếm, bị đại quân uy hiếp thối lui. Điều kỳ lạ là sau trận Âm Bình, sử sách không còn bất kỳ ghi chép nào về Trần Thức. Không ai biết ông tử trận, bị giết hay bệnh chết.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Trần Thức vẫn được Gia Cát Lượng tin tưởng và trọng dụng. (Ảnh: Sohu)
Theo Sohu, có người cho rằng Trần Thức là cha của Trần Thọ, tác giả của Tam Quốc chí, nhưng thực tế lại không đúng. Trong lần Bắc phạt thứ nhất, cha của Trần Thọ làm tham quân cho Mã Tắc. Sau khi Mã Tắc mất Nhai Đình, cha của Trần Thọ bị liên lụy và cũng bị xử phạt, không lâu sau thì qua đời, không thể nào xuất hiện trong quân đội Bắc phạt lần thứ ba. Mà Trần Thức trong lần Bắc phạt thứ ba còn đi đánh Âm Bình và Vũ Đô, rõ ràng là mâu thuẫn về thời gian và logic.
Hơn nữa, người xưa kiêng kỵ viết tên húy của người lớn tuổi, nếu Trần Thọ là con trai của Trần Thức, thì sẽ không trực tiếp gọi tên ông trong Tam Quốc chí. Vì vậy, Trần Thức và Trần Thọ chỉ là trùng họ, không thể là cha con. Còn tình tiết Trần Thức bị giết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa chỉ là hư cấu của La Quán Trung để làm nổi bật nhân vật khác, không hề có căn cứ lịch sử.
Tổng hợp