DUBAI, UAE, 20/10/2021 /PRNewswire/ -- Tại Diễn đàn băng thông siêu rộng lần thứ 7 (UBBF 2021), Chủ tịch phụ trách Dòng sản phẩm truyền thông dữ liệu của Huawei, ông Kevin Hu, đã giới thiệu bốn tính năng mới thuộc Giải pháp mạng đám mây thông minh Huawei cùng bộ định tuyến thông minh dòng NetEngine ứng dụng cho mọi kịch bản, mang đến khả năng dịch vụ hội tụ mạng đám mây khác biệt và tăng tốc độ chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp.
Số hóa đang dần trở thành xu hướng phát triển toàn cầu trong bối cảnh hơn 50 quốc gia và khu vực, bao gồm Trung Quốc, Trung Đông và Liên minh Châu Âu, đã đưa ra các chiến lược số riêng biệt. Có thể thấy rằng số hóa đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong lối sống, sản xuất và quản trị của mọi người, mọi gia đình và mọi tổ chức.
Bài phát biểu quan trọng của Ông Kevin Hu, Chủ tịch phụ trách Dòng sản phẩm truyền thông dữ liệu của Huawei
Ông Hu nhận xét rằng dù số hóa mang lại tiện ích cho nhiều ngành và thúc đẩy chuyển đổi tích cực, nhưng không thể không lưu tâm đến rất nhiều thách thức đối với các mạng hiện có. Ví dụ, không gian hạn chế bên trong phòng chứa thiết bị CO có thấy gây trở ngại cho khả năng xử lý dịch vụ toàn diện của các nút hiện tại. Kết nối cố định giữa các nguồn và mạng khiến hoạt động lập lịch linh hoạt lưu lượng giữa các DC trở nên khó khăn. Các hoạt động dịch vụ kết hợp của các mạng hiện có chưa được trang bị đủ năng lực đáp ứng nhiều yêu cầu dịch vụ khác biệt ngày nay.
Nhằm giải quyết những thách thức mạng trong trong quá trình chuyển đổi số của khách hàng, Huawei đã giới thiệu Giải pháp mạng đám mây thông minh với bốn khả năng mới - CO siêu biên ứng dụng cho tất cả dịch vụ, tạo nhiều mạng ảo độc lập (hard slicing) cấp độ người thuê, khả năng lập trình mạng dựa trên công nghệ SRv6 và tích hợp mạng đám mây. Giải pháp này tối đa hóa giá trị tài nguyên mạng của nhà khai thác và các lợi thế bổ sung từ mạng lưới kết nối và đám mây, hỗ trợ các nhà khai thác trong công cuộc xây dựng kiến trúc dịch vụ DICT mang tính năng tích hợp mạng đám mây. Những lợi ích cụ thể từ bốn khả năng này gồm:
- CO siêu biên ứng dụng cho mọi dịch vụ: Các thiết bị NetEngine 8000 M series có khả năng xử lý đa dịch vụ vượt trội so với các sản phẩm trước kia khi cần tới nhiều thiết bị khác nhau, chẳng hạn như BRAS, CGN, IPsec và SR. Nhờ đó CO có thể cung cấp dịch vụ cho người dùng gia đình, thiết bị di động và doanh nghiệp, mở ra cơ hội tăng trưởng kinh doanh mới đồng thời giảm TCO do các yếu tố như tiền thuê phòng thiết bị và tiền điện và cuối cùng là cải thiện khả năng dịch vụ mạng FMC.
- Hard slicing cấp độ người thuê: Bộ định tuyến truy cập thông minh dòng NetEngine A800 mang đến một số ưu điểm. Ví dụ: sản phẩm không chỉ cung cấp nhiều loại dịch vụ đồng thời vẫn đảm bảo tính độc lập vật lý giữa các dịch vụ và SLA dịch vụ tất định, mà còn hỗ trợ phân chia thứ bậc ở cấp độ đối tượng thuê với khả năng sử dụng cho hơn 1000 dịch vụ và ứng dụng, đảm bảo dịch vụ được tinh chỉnh và nhân đôi lợi nhuận. Khả năng mở rộng quy mô phân chia đàn hồi và mở rộng dung lượng động không tổn hao cấp độ phút của NetEngine A800 cho phép điều chỉnh tài nguyên mạng dựa trên yêu cầu dịch vụ của khách hàng, không lãng phí tài nguyên mạng và cải thiện việc sử dụng băng thông hơn 30%. "Khả năng một hộp cho nhiều dịch vụ" đơn giản hóa đáng kể mạng doanh nghiệp và giảm TCO tới 40%.
- Khả năng lập trình mạng dựa trên công nghệ SRv6: Chuỗi dịch vụ SRv6 tạo nên tính linh hoạt khi lập trình mạng dựa trên các dịch vụ, thực hiện điều phối tích hợp nhiều dịch vụ và cung cấp các loại dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung. Chính sách SRv6 hỗ trợ lựa chọn đường dẫn theo thời gian thực, tối ưu độ trễ và đảm bảo trải nghiệm khác biệt. Doanh nghiệp có thể truy cập các đám mây chỉ bằng một bước nhảy và tăng cường tốc độ cung cấp dịch vụ chỉ trong một vài ngày.
- Tích hợp mạng đám mây: Chú trọng phát triển mạng dưới dạng dịch vụ. Nhờ đơn giản hóa API dựa trên đám mây, khối lượng công việc tích hợp của miền OSS và BSS giảm hơn 80%, hơn 10 SP đám mây được tích hợp trước và hơn 20 nhà cung cấp miền OSS/BSS được kết nối với nhau. Phương pháp này cũng hỗ trợ trực quan hóa các dịch vụ mạng đám mây với trạng thái toàn mạng trực quan hóa, từ đó nhanh chóng cung cấp cho khách hàng và điều chỉnh linh hoạt các dịch vụ nhằm mang đến các tùy chọn DICT khác biệt.
Tại hội nghị, ông Kevin Hu cũng giới thiệu bộ định tuyến thông minh dòng NetEngine ứng dụng cho mọi tình huống, giúp các nhà khai thác xây dựng mạng đám mây thông minh trong kỷ nguyên số. Các thiết bị này bao gồm bộ định tuyến truy cập đám mây thông minh (dòng NetEngine A800), bộ định tuyến tổng hợp tất cả dịch vụ (dòng NetEngine 8000 M) và bộ định tuyến đường truyền chính thông minh (NetEngine 8000 X16).
Giữa làn sóng số hóa càn quét khắp thế giới, hội tụ mạng đám mây đang ngày càng nâng cấp và phát triển theo thời đại, tạo nên vô số cơ hội nhưng cũng đi kèm với thách thức cho các nhà khai thác và Huawei. Trong tương lai, Huawei sẽ tiếp tục làm việc với các nhà khai thác nhằm giải quyết những thách thức nói trên và xây dựng mạng đám mây thông minh IPv6+ trong nỗ lực tạo động lực mới cho quá trình chuyển đổi số của các ngành công nghiệp.
Related Links :
http://www.huawei.com/cn