Năm 2017 được đánh giá là một trong những năm thành công nhất của nền công nghiệp video game, đặc biệt là riêng các sản phẩm của Sony. Những tựa game như Zelda: Breath of the Wild, Pyre, Steamworld Dig 2 đều đã và đang để lại những ấn tượng khó phai dành cho game thủ.
Và trong tương lai, chắc chắn Microsoft, hay cụ thể là Xbox sẽ phải tìm mọi cách để lấy lại vị thế của mình, trong khi Sony chắc chắn cũng sẽ không ngồi im. Mà thực tế, họ còn đang nghiên cứu và hứa hẹn sẽ cho ra đời PS5 trong tương lai nữa cơ. Vậy thì, hãy thử đoán xem trong tương lai, nền công nghiệp triệu đô này thậm chí sẽ còn phát triển theo những kịch bản như thế nào nữa nhé.
Sẽ không còn đơn giản chỉ là thiết bị chơi game Xbox hay Play Station nữa
Phil Spencer – nhà phát triển của Xbox thậm chí còn mô tả trong tương lai, đây sẽ là một dịch vụ trực tuyến dành cho các game thủ. Sau một năm không có quá nhiều điểm nổi bật, Xbox đang hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong tương lai.
Bộ thiết bị này sẽ không còn được bán trong tương lai
Giống với cách mà Netflix đã và đang làm, thậm chí có thể còn hơn, Xbox hứa hẹn sẽ trở thành một dịch vụ, kết nối trực tiếp và được bán như một phần ứng dụng của Tivi giống Netflix, thay vì phải kết nối qua bộ điều khiển Xbox như trước.
Tương lai này cũng được dự đoán tương tự cho Play Station, khi mà Xbox và Microsoft làm được thì chẳng có lý do gì mà Sony lại ngồi im nhìn đối thủ vượt lên.
Tích hợp thêm Streaming cho nền công nghiệp Video game
Thứ mà những tựa game MOBA như DOTA 2, LMHT đã làm khá nhiều thì hiện tại vẫn chưa thật sự phát triển ở các nhà phát hành video game. Nếu như bàn về lĩnh vực này, có vẻ Nintendo đang là hãng sản xuất đi tiên phong với nhiều tính năng độc đáo nhất.
Streaming rồi sẽ trở thành xu hướng thịnh hành
Tuy nhiên, Xbox và Sony cũng đang hứa hẹn sẽ nghiên cứu và phát triển thêm về lĩnh vực này. Khi mà quả thật trong bối cảnh hiện nay, số lượng người có nhu cầu xem game, stream game thậm chí còn đông đảo và đang có xu hướng phát triển rất nhanh. Hãy cứ nhìn việc một tựa game như CS.GO có tới 28 triệu lượt người theo dõi như tại ESL One Cologne thì có thể thấy.
Các tựa game video rồi sẽ thương mại hóa dần dần với những shop bán đồ trong game
Tương tự như cách mà các nhà phát hành MOBA hay MMORPG vẫn đang làm và gặt hái lợi nhuận, rồi trong tương lai, các nhà sản xuất video game rồi đây cũng sẽ tạo ra những shop bán hàng, với những món đồ ingame hỗ trợ game thủ và phần nào là thỏa mãn thêm nhu cầu về cái đẹp đối với họ.
Những cửa hàng bán đồ ingame rồi cũng sẽ xuất hiện mà thôi
Hiểu theo một cách đơn giản, những phụ kiện cho nhân vật, có thể không dùng để tăng sức mạnh mà chỉ làm đẹp thêm cho nhân vật sẽ được bày bán một cách trực tiếp. Người chơi hoàn toàn có thể lựa chọn việc nạp thêm các gói VIP, hay nạp tiền mặt hoặc thanh toán qua chuyển khoản để sở hữu những vật phẩm này. Không ai muốn bỏ qua những món lợi nhuận khổng lồ như vậy, và chắc chắn các nhà phát hành video game cũng vậy.
Rồi đây đồ họa sẽ là yếu tố tiên quyết để các nhà đầu tư phát triển
Trong quá khứ, trải qua một thời gian rất dài, đa phần các tựa game video đều sở hữu đồ họa không có quá nhiều điều để nói. Thậm chí vào những năm 1998, đồ họa của các tựa game này nhìn chẳng khác gì những khối lego được xếp một cách gượng gạo, miễn cưỡng và không mang lại bất kỳ sự hứng khởi nào cho người chơi.
Nhiều tựa video game có đồ họa chưa thật sự phát triển
Nhưng rồi cùng với sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất không ngừng nỗ lực tìm tòi và phát triển, cố gắng lồng vào trong game những hình ảnh sinh động, cảm giác chân thực cho người chơi. Và với những tựa game PC đang nổi như PUBG, Overwatch đang làm mưa làm gió tại thị trường game hiện tại, chắc chắn các nhà phát triển video game cũng không thể không quan tâm tới đồ họa, nếu không muốn mất đi thị phần của mình.
Theo Whatculture