Năm 1990, Adobe tạo ra Photoshop và nâng tầm chỉnh sửa ảnh lên một đẳng cấp mới. Kể từ thời điểm ấy, quả thực là rất khó để biết một bức hình là thật hay giả, là hàng "authentic" hay "fake loại 1" nữa.
Nhưng điều này không có nghĩa rằng các tấm hình được chụp trước năm 1990 đều là thật. Trên thực tế vì chất lượng ảnh chưa tốt, người ta còn dễ làm giả ảnh hơn nữa, để rồi cho ra đời những tấm hình ai cũng tưởng là thật mà lại là "cú lừa" không hơn.
1. Thần tiên là có thật?
Bức hình trên được chụp bởi cặp chị em họ Frances Griffiths và Elsie Wright từ năm 1917, và đó là một trong những cú lừa nổi tiếng bậc nhất. Nó từng khiến cả thể giới tin rằng thần tiên là có thật trong suốt gần 1 thế kỷ, và thậm chí đánh lừa được cả Arthur Conan Doyle - cha đẻ của tác phẩm Sherlock Holmes danh tiếng.
Được biết, Conan Doyle vốn có niềm tin rất mãnh liệt vào tiên và thánh thần, nên khi nhìn thấy tấm hình này, ông tin ngay tắp lự. Mà thực ra cũng khó trách Doyle, bởi ông cũng có nhờ một người bạn của mình là chuyên gia từ hãng máy ảnh Kodak, và người này cũng không phát hiện ra điều gì bất thường.
Mãi đến năm 1983 bí mật mới được lật tẩy, và lại do chính 2 chị em này tiết lộ. Cả 2 cho biết họ cắt ảnh các bé gái đang nhảy múa trong một số cuốn sách thiếu nhí nổi tiếng thời bấy giờ, ghép thêm cánh rồi đính lên lá cây bằng đinh mũ. Họ chụp một loạt ảnh mà không ngờ rằng chỉ cần vậy cũng đủ để khiến cả thế giới tin sái cổ rằng thần tiên có thật.
2. Tấm ảnh "Vị tướng dũng cảm"
Nhân vật trong bức ảnh trên là tướng Ulysses S. Grant của Hoa Kỳ. Ông cưỡi ngựa trước đứng ngay trước tiền tuyến với dáng vẻ cực kỳ oai hùng, và tấm hình trở thành một biểu tượng lịch sử với tầm ảnh hưởng cực kỳ to lớn trong giai đoạn Nội chiến Mỹ ngày xưa.
Mọi thứ đều tuyệt vời, chỉ là nhiều năm sau, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã phát hiện ra tấm hình ấy là giả. Các tài liệu cho thấy nó được tạo nên từ 3 tấm hình khác: một là ảnh tướng Alexander M. Cook đang cưỡi ngựa, một là ảnh chụp bình thường của tướng Grant, và một là ảnh tù binh bị bắt trong trận chiến.
Chẳng ai biết tấm ảnh này được tạo ra như thế nào và mục đích của nó là gì, nhưng có thể nói đây là một trong những "cú lừa nhiếp ảnh" lớn nhất lịch sử.
3. Einstein đạp xe rời khỏi bãi thử bom hạt nhân
Thoạt nhìn, tấm hình này quả thực là một sự trùng hợp hết sức thú vị, khi cho thấy thiên tài Albert Einstein đạp xe rời khỏi bãi thử hạt nhân. Cộng thêm vẻ mặt tươi cười, nó khiến tấm hình trở nên hài hước và tạo cảm giác như ông là người chịu trách nhiệm cho cuộc thử nghiệm ấy.
Sự thực là cả việc Einstein lái xe lẫn vụ thử hạt nhân đều có thật, nhưng chúng là 2 tấm hình khác nhau.
4. Scandal John. F. Kennedy và Marilyn Monroe
Cựu tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã từng vướng phải một vụ bê bối khá lớn vì tin đồn ngoại tình cùng Marilyn Monroe - biểu tượng sắc đẹp một thời của thế giới. Và một trong những lý do khiến tin đồn ấy nảy sinh chính là 2 tấm hình trên.
Trong ảnh, có vẻ như ngài tổng thống và Monroe đang có những cử chỉ hết sức tình tứ, khi ngài ông ôm và hôn cô từ phía sau. Nhưng sự thực thì cả 2 tấm hình đều là giả mạo, được tạo ra bởi nữ nhiếp ảnh gia Alison Jackson.
Nhân vật trong ảnh thực chất là 2 người mẫu có ngoại hình giống với cựu tổng thống và Marilyn Monroe.Và dù tin đồn kia có lan truyền mạnh như thế nào, thì thực tế không có tấm ảnh nào cho thấy cảnh họ đang ôm nhau
5. Những công nhân xây nhà chọc trời
Phía trên là một trong những tấm hình được cho là biểu tượng cho sự phát triển của thế kỷ 20. À quên, cho đến khi người ta nhận ra nó là fake 100%.
Những nhân vật trong ảnh đều có thật, và họ quả là có ngồi trên một công trình, nhưng các nhà sử học cho rằng đó không phải là một tòa nhà chọc trời. Một số đã tỏ ra nghi ngờ và khi tìm hiểu, họ cũng không xác định được thời điểm tấm ảnh này được chụp là khi nào.
Các chuyên gia đưa ra dự đoán về 2 ngày có khả năng, là 20 và 29/9/1932, nhưng không có bất kỳ ghi chép nào về người thực hiện tấm ảnh cả. Ngoài ra, có một vài tấm hình khá giống như vậy, nhưng là ảnh do Trung tâm Rockefeller đặt để quảng bá cho việc xây nhà chọc trời.
6. Người đàn ông lơ lửng
Colin Evans là một nhà nghiên cứu tâm linh khá có tiếng trong thế kỷ 20, và nhiều người tin rằng ông thực sự có khả năng vận dụng sức mạnh để khiến bản thân lơ lửng trong không trung.
Colin đã từng thực hiện một số buổi truyền giảng với nhiều người hâm mộ vây quanh trong một căn phòng cực tối. Và khi ánh đèn flash (từ máy ảnh) nhá lên, tất thảy đề ngạc nhiên khi thấy ông lơ lửng thực sự trên không trung.
Có điều nhiều năm sau, mọi người bắt đầu nhận ra điểm bất thường: gần như bức ảnh nào Colin cũng cầm một sợi dây điện. Và mọi chuyện sau đó mới ngã ngũ: có vẻ như ông chỉ đơn giản bấm nút bật đèn và nhảy lên cùng lúc mà thôi.
7. Chiếc xe cứu thương đầu tiên
Tấm hình này hơi khác một chút: bản thân tấm ảnh là thật, nhưng nội dung của nó thì sai.
Nếu làm thao tác tìm tấm ảnh này trên Google, bạn sẽ thấy nó đi kèm lời giới thiệu: Xe cứu thương đầu tiên. Vấn đề nằm ở chỗ dù đây đúng là xe cứu thương, nhưng nó không phải là cái đầu tiên, mà chỉ là một cỗ xe được Hải quân Mỹ sử dụng trên đảo Mare vào năm 1865.
8. Chân dung nổi tiếng của Lincoln
Cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincoln có một tấm chân dung mang đầy tính biểu tượng, được sử dụng trên rất nhiều bìa sách và tranh in hiện nay. Tuy nhiên, đây thực chất không phải là chân dung thật của ông, mà được ghép từ 2 tấm ảnh. Ai đó đã lấy đầu của Lincoln để ghép vào thân của John Calhoun - phó tổng thống Hoa Kỳ thời bấy giờ.
Tham khảo: BS, VT.co