Bảo đao Việt Nam: Chiêm ngưỡng tận mắt thanh long đao 500 năm tuổi của vua Mạc Đăng Dung

Dù đao làm bằng sắt đã bị han gỉ nhiều, nhưng ước tính nặng 25,6kg, dài 2,55m, riêng lưỡi đao dài 0,95m, cán làm bằng sắt rỗng. Điểm đặc biệt là trên đao có nhiều đường nét hoa văn lạ mắt, chưa được lý giải rõ ràng.

Thanh long đao hơn 500 năm tuổi không chỉ gợi nhắc lại một giai đoạn lịch sử mà còn gắn liền với số phận chìm nổi, lưu lạc của hậu duệ vua Mạc.

Truyền thuyết xoay quanh thanh long đao của thiên tử

Tương truyền trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện kể như sau: Thuở còn hàn vi, Mạc Đăng Dung có cơ hội gặp được một người thợ rèn bí ẩn. Người này nhìn qua tướng mạo của ông thì biết tương lai sẽ làm lên nghiệp lớn bằng con đường võ học. Chính vì vậy mà người thợ rèn đã làm ra thanh long đao để ngầm nhắn nhủ Mạc Đăng Dung rằng binh khí này sẽ giúp ông giành được ngôi thiên tử. Sau khi rèn xong, người thợ còn để lại một lời nhắn ‘Cơ nghiệp sẽ dựng lên từ đây, cây đảo này chỉ dành cho người có duyên, dùng nó sẽ làm lên sự lớn.’

Bảo đao Việt Nam: Chiêm ngưỡng tận mắt thanh long đao 500 năm tuổi của vua Mạc Đăng Dung - Ảnh 1.

Qủa đúng như lời người thợ rèn, Mạc Đăng Dung đã giành được danh hiệu Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển dưới triều vua Lê Uy Mục bằng binh khí này. Sau đó, ông được sung quân vào làm Túc vệ. Trải qua nhiều phen cùng vào sinh ra tử, dẹp loạn phe phái ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hoa,… cùng thanh long đao, Mạc Đăng Dung được thăng đến chức Thái sư đầu triều.

Bảo đao Việt Nam: Chiêm ngưỡng tận mắt thanh long đao 500 năm tuổi của vua Mạc Đăng Dung - Ảnh 2.

Năm 1527, nhà Hậu Lê suy tàn, vua Lê Cung Hoàng phải hạ chiếu nhường ngôi cho thái sư Mạc Đăng Dung. Vị thái sư lên ngôi, lập ra triều Mạc, lấy hiệu là Minh Đức. Năm 1529, ông nhường ngôi cho con trai và lui về làm thái thượng hoàng. Sau khi ông mất vào năm 1541, thanh long đao được đem về thờ tại phủ Kinh Môn, Hải Dương – tức quê nhà của Mạc Đăng Dung.

Bảo đao Việt Nam: Chiêm ngưỡng tận mắt thanh long đao 500 năm tuổi của vua Mạc Đăng Dung - Ảnh 3.

Sau này, khi họ Mạc sa sút. Năm 1592, cháu 4 đời của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Thuận phải giả làm nhà buôn đề đem đao rời khỏi Đồ Sơn đến vùng Kiên Lao (Nam Định) lập nghiệp. Ông nghe theo lời Nguyễn Bỉnh Khiêm, đổi sang họ Phạm (giữ bộ lại bộ thảo đầu của chữ ‘Mạc’ để làm dấu) để tránh bị nhà Trịnh truy sát.

Qúa trình lưu lạc của bảo đao

Thanh long đao được tìm thấy vào năm 1938 dưới lòng đất sâu, khi dòng họ Phạm gốc Mạc ở Nam Định tôn tạo lại từ đường và đào hồ bán nguyệt. Theo nhiều người kể lại, lúc chưa tìm được đao, gò đất phía đông nam từ đường của dòng họ thường xuyên phát hỏa, lửa tự nhiên bốc cháy rồi lại tắt. Vì thế mà dân trong vùng hay gọi là gò Con Hỏa. Tuy nhiên, hiện tượng dị thường này chấm dứt khi con cháu trong họ tìm được thanh đao và đem về thờ phụng, bảo quản bằng mỡ bò.

Bảo đao Việt Nam: Chiêm ngưỡng tận mắt thanh long đao 500 năm tuổi của vua Mạc Đăng Dung - Ảnh 4.

Thái miếu - nơi giữ bảo đao hiện tại

Năm 2010, chi họ Phạm gốc Mạc làng ở Nam Định quyết định rước bảo vật về khu tưởng niệm của Vương triều Mạc thì báu vật này mới được đông đảo công chúng biết tới.

Bảo đao Việt Nam: Chiêm ngưỡng tận mắt thanh long đao 500 năm tuổi của vua Mạc Đăng Dung - Ảnh 5.

Thanh đao được đặt thờ tại nhà thờ họ Phạm gốc Mạc ở Nam Định

Phần lưỡi đao có chạm hình đầu rồng bằng đồng thau trong tư thế há miệng nuốt lưỡi đao, rất đẹp và uy nghi.