Giếng Trân Phi và bi kịch "hồng nhan bạc mệnh"
Cố Cung Bắc Kinh là nơi đầy rẫy những bí ẩn đen tối, những sự thật mãi mãi bị chôn vùi với thời gian. Đã tồn tại hơn 600 năm, nơi đây đã xảy ra vô số sự kiện khủng khiếp ít ai tưởng tượng được.
Ở Cố Cung, mỗi phòng, mỗi cung, đều chứa đựng những câu chuyện riêng. Ở đây, bên trong Trinh Thuận Môn phía Bắc Ninh Thọ Cung, có một cái giếng nhìn qua thì có vẻ bình thường. Tuy nhiên sau những sự kiện xảy ra quanh nó, nó đã gắn chặt với lịch sử của hoàng triều Trung Quốc.
Cái giếng khiến người ta lạnh gáy được gọi là Giếng Trân Phi, là nơi mà một trong những phi tần xinh đẹp nhất từng sống ở Cố Cung bỏ mạng.
Cuộc đời của Trân Phi vô cùng bi thảm. Tuy có được sự yêu mến của Hoàng Đế, nhưng vì đã khiến Từ Hi Thái Hậu chướng mắt nên bị thả xuống giếng. Đây chính là lý do cái giếng được đặt tên như vậy.
Chân dung Từ Hi Thái Hậu
Miệng giếng nhỏ như vậy, sao có thể nhét vừa người?
Lại nói, miệng giếng rất nhỏ, làm sao có thể nhét vừa một người? Rốt cuộc, Từ Hi Thái Hậu đã dùng phương pháp gì?
Những năm cuối triều Thanh, xã hội rất loạn lạc, giới hoàng triều vừa phải bảo vệ bản thân vừa phải bảo vệ cung điện, quyền lực. Vào thời điểm này, 8 nước đồng loạt tấn công Bắc Kinh. Trước tình thế nguy cấp, Từ Hi thái Hậu muốn đưa Quang Tự Đế bỏ chạy. Nhưng vậy chưa đủ, bà ta trước khi chạy, còn đem phi tần yêu thích nhất của vua – Trân Phi – đẩy xuống giếng.
Khi Nghĩa Hoà Đoàn tiến vào thành, lãnh cung giam giữ Trân Phi là một khu vườn nhỏ cách biệt với bên ngoài, nằm sau phòng ngủ của Từ Hi Thái Hậu. Mỗi khi tới giờ ăn sẽ có người truyền thức ăn qua khe cửa cho nàng. Sau khi liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh, Từ Hi quyết định đưa Quang Tự chạy về hướng Tây. Trước khi đi, lúc sắp mở Thần Vũ Môn, bà cho người đưa Trân Phi tới, nói với nàng: "Người Tây Dương sắp vào thành rồi, sợ rằng bất trắc, ngươi khó tránh khỏi bị làm nhục, chi bằng chết đi". Nói đoạn chỉ vào cái giếng bên cạnh.
Trân Phi đau khổ van xin, nhất mực xin Thái Hậu tha tội. Lúc này, Từ Hi đuổi hết tiện tì, thái giám, cung nữ ra góc khuất chỗ hành lang, chỉ giữ lại tổng quản thái giám Thôi Ngọc Quý. Hai vị Đường, Trần thái giám nhớ lại, bọn họ đứng ở góc hành lang nghe được Trân Phi và Từ Hi cãi vả kịch liệt, nhưng nghe không rõ nội dung, sau cùng chỉ nghe tiếng Thái Hậu nói: "Ngọc Quý, đẩy ả ta xuống", Thôi Ngọc Quý giữ lấy Trân Phi rồi ném nàng xuống giếng.
Trong Cố Cung có rất nhiều giếng nước. Để giữ an toàn, miệng giếng đều dùng những phiến đá mài lớn làm nắp đậy, bên trên khoét một cái lỗ cho nước chảy ra vào, cũng chính là miệng giếng mà chúng ta nhìn thấy ngày nay. Từ Hi trước khi đẩy Trân Phi xuống giếng đã cho thái giám mở nắp đá ra, sau khi đẩy Trân Phi xuống lại đóng nắp lại.
Khi xác Trân Phi được vớt lên sau 1 năm sát hại, người ta đã lấy tên nàng đặt cho cái giếng. Đó là bằng chứng về sự độc ác của Từ Hi Thái Hậu, cùng sự nhục nhã của nhà Thanh khi bị nước ngoài tấn công đến tận kinh thành, phải tháo chạy. Khi Từ Hi Thái Hậu qua đời, Phổ Nghi lên ngôi, chị gái của Trân Phi là Cẩn Phi đã dời thi hài của em gái đến khu Sùng Lăng phi.
Cái giếng nơi nàng bị sát hại cũng được Cẩn Phi sửa lại, không ai được sử dụng nữa.
Bạn đọc có thể thảo luận, trao đổi thêm về cái chết này cũng như các tác phẩm kinh dị khác tại ĐÂY.