"Tây Du Ký" một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết này đã nhiều lần được chuyển thể thành phim. Trong đó, nổi tiếng nhất là phiên bản "Tây Du Ký" năm 1986, thuật lại chuyến đi đến Tây Trúc (Ấn Độ) để lấy kinh của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng, hay còn được gọi là Đường Tăng).
Trong hành trình đi thỉnh kinh, Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử, bao gồm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh (hay Sa Tăng) và Bạch Long Mã (một hoàng tử của Long Vương).
Trên hành trình đi thỉnh kinh, Đường Tăng thu nhận các đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã.
Sa Tăng chính là đồ đệ cuối cùng được Đường Tăng thu nhận. Trước đó, trên hành trình đi lấy kinh, Đường Tăng cùng với 3 đồ đệ đã phải trải qua nhiều kiếp nạn. Khi đến sông Lưu Sa, thầy trò Đường Tăng không thể đi tiếp vì nơi đây vừa có địa hình hiểm trở, vừa có thủy quái hung dữ cai quản. Thủy quái này chính là Sa Tăng. Sông Lưu Sa vô cùng hiểm trở, đến nỗi nhân vật thần thông như Tôn Ngộ Không cũng không thể cõng sư phụ qua sông được.
Trong Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân đã mô tả về thân thế đặc biệt của Sa Tăng. Theo đó, trước khi hạ phàm làm yêu quái, Sa Tăng vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng ở trên thiên đình. Đây là chức trông coi xe loan cho Ngọc Đế ở điện Linh Tiêu. Tuy nhiên, năm xưa, do vô ý làm vỡ chén lưu ly tại hội bàn đào trong lúc say rượu nên Sa Tăng bị đày xuống sông Lưu Sa.
Sa Tăng là nhân vật xuất hiện lần đầu tiên trong chương thứ 22 của "Tây Du Ký". Khi còn là thủy quái ở sông Lưu Sa, Sa Tăng được miêu tả với hình thù đáng sợ, chẳng hạn như khắp đầu tóc đỏ rối tung, tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn, mặt thì đen sạm, tiếng rống như sấm thét lên vang lừng, minh khoác áo lông ngỗng vàng, còn lưng thì thắt hai dải mây rừng trắng bong. Đặc biệt, Sa Tăng khi đó còn có đeo vòng cổ gồm 9 đầu lâu và tay cầm bảo trượng vô cùng oai phong.
Trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng có vẻ ngoài dữ tợn.
Để qua được sông Lưu Sa, thầy trò Đường Tăng phải đối mặt với Sa Tăng. Khi đó, Trư Bát Giới đã giao đấu với Sa Tăng nhưng cả hai bất phân thắng bại. Xét về bản lĩnh, Sa Tăng chỉ thua Tôn Ngộ Không khi giao đấu ở trên cạn.
Sau cùng, Tôn Ngộ Không phải tới cầu cứu Quan Âm Bồ Tát. Theo đó, Bồ Tát đã phái Mộc Tra xuống thu phục Sa Tăng, quy y làm đồ đệ của Đường Tăng.
Trong số các đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng là người siêng năng, cần mẫn nhất.
Trong suốt cuộc hành trình đi lấy kinh đầy gian khổ, Sa Tăng chuyên đảm nhận việc gánh hành lý. Trong số các đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng là một người ít nói, siêng năng, cần mẫn nhất. Tuy nhiên, so với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, Sa Tăng là nhân vật có quá khứ đáng sợ nhất trong số các đồ đệ của Đường Tăng. Điều này được tiết lộ qua chiếc vòng là chuỗi đầu lâu ở trên cổ của Sa Tăng.
Chiếc vòng cổ là minh chứng cho thấy Sa Tăng từng ăn thịt người. Chiếc vòng này đương nhiên cũng khác xa so với chuỗi hạt mà Sa Tăng đeo trên đường phò trợ sư phụ đi thỉnh kinh.
Bí ẩn đằng sau chiếc vòng cổ của Sa Tăng
Khi bị Quan Âm Bồ Tát hàng phục, Sa Tăng đã thú nhận rằng: "Con ở ăn thịt không biết bao nhiều người ở khúc sông này. Trước đây có mấy người đi lấy kinh qua đây, họ đều bị con ăn thịt. Phàm là đầu lâu của những người bị con ăn thịt, con đều vứt hết xuống sông Lưu Sa này, chúng đã bị chìm xuống đáy.
Thứ nước này ngay đến chiếc lông ngỗng cũng không thể nổi lên. Nhưng duy 9 chiếc sọ của những người đi lấy kinh này lại cứ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không sao chìm xuống được. Con lấy làm lạ nên đã lấy dây xâu chúng lại thành một chuỗi vòng, để lúc rảnh rỗi lấy ra chơi".
Trong "Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh", tác phẩm được viết trước khi "Tây Du Ký" ra đời, Sa Tăng từng nói với Đường Tam Tạng trong lần đầu gặp rằng: "Dưới cổ ta là những chiếc đầu lâu của người từng bị ta ăn thịt".
Chiếc vòng cổ đầu lâu của Sa Tăng (phải) hóa ra có lai lịch không ngờ.
Chiếc vòng cổ của Sa Tăng có 9 chiếc đầu lâu, cũng có thể là 9 kiếp trước của Đường Tăng. Đến lần thứ 10, với sự trợ giúp của Quan Âm Bồ Tát và 3 đồ đệ, Đường Tăng mới cảm hóa được Sa Tăng. Trong tác phẩm "Tây Du Ký", tác giả cũng thường nhắc đến chi tiết Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế, đã tu hành 10 kiếp.
Nhiều năm làm yêu quái ở sông Lưu Sa, đến cuối cùng, Sa Tăng cũng bị hàng phục. Sa Tăng được Đường Tăng cảm hóa và nhận làm đồ đệ để phò trợ sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Sa Tăng cùng Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới phò trợ Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh.
Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, nhờ chiếc bình hồ lô của Quan Âm Bồ Tát cùng với chiếc vòng đầu lâu trên cổ của Sa Tăng mà thầy trò Đường Tăng có thể qua sông Lưu Sa một cách thuận lợi. Những chiếc đầu lâu ở trên cổ Sa Tăng vốn không phải là đầu lâu bình thường. Do đó, thầy trò Đường Tăng mới có thể dựa vào chiếc vòng cổ và hồ lô của Bồ Tát mà vượt qua được dòng sông mà lông ngỗng cũng không thể nổi.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, chuỗi vòng đầu lâu của Sa Tăng cũng được hóa giải và biến thành 9 ngọn gió bay đi.
Hóa ra chiếc vòng cổ đầu lâu mà ban đầu Sa Tăng đeo trên cổ lại có liên quan đến Đường Tăng. Chiếc vòng này đương nhiên cũng khác xa so với chuỗi hạt mà Sa Tăng đeo trên đường phò trợ sư phụ đi thỉnh kinh.
Bài viết tham khảo nguồn: QQ, Sohu, Baidu