"Cô dâu thủy thần" – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya

Theo các ghi chép cổ của người Maya, vào những năm tiết trời hạn hán là do Thủy Thần nổi giận. Vì vậy, để làm vị thần vui vẻ, người dân sẽ dâng tặng một cô gái đồng trinh 14 tuổi.

Tại khu vực từng là nơi phát triển của đế chế Maya cổ đại, người ta bất ngờ phát hiện ra một hồ nước ngầm tuyệt đẹp có tên "giếng thánh" ở giữa khu rừng. Tuy nhiên, giếng nước này lại ẩn chứa những bằng chứng ghê rơn về hủ tục hiến tế người đầy ghê rợn và đẫm máu của một trong số những nền văn minh cổ đại nhất nhân loại.

Giếng thánh trong thành phố cổ Chichen Itza

Nền văn minh Maya được dựng lên trên vùng đất có tên Cuello từ hơn 4000 năm trước. Từ đây, bộ tộc thổ dân châu Mỹ này phân chia thành nhiều nhánh khác nhau, nhánh lớn nhất tiến về vùng đất là vịnh Mexico ngày nay. Một trong số các thành phố cổ nổi tiếng do nhánh này xây dựng lên có tên là Chichen Itza (có nghĩa là "Miệng giếng của Itza") – tuyệt phẩm của nền văn minh Maya.

Cô dâu thủy thần – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya - Ảnh 1.

Chichen Itza nằm trong khu vực khô hạn của Trung Mỹ, thế nên nguồn nước chủ yếu ở đây được lấy từ các hang động trên núi đã nham thạch gần thành phố cổ này.

Cô dâu thủy thần – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya - Ảnh 2.

Tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Maya tại Chichen Itza. Họ thờ phụng các vị thần cai quản tự nhiên như Mặt trời, Thủy thần… vì đây là những vị thần sẽ mang đến vụ mùa bội thu. Chính vì vậy, người Maya đã xây dựng lên các kim tự tháp cao để thực hiện nghi lễ thờ cúng. Một trong những phần kinh dị nhất của nghi lễ thờ cúng này chính là lễ hiến tế đẫm máu tại giếng thánh.

Lễ hiến tế "cô dâu thủy thần"

Ngày nay, cách di chỉ thành phố cổ Chichen Itza khoảng 1,5km, có hai hồ nước ngọt tự nhiên với đường kỉnh khoảng 60m. Một hồ được dùng làm nước tưới sinh hoạt trong nông nghiệp thời cổ đại. Hồ còn lại được gọi là "giếng thánh" – nơi còn lưu lại những vết tích về nghi thức hiến tế "cô dâu thủy thần".

Cô dâu thủy thần – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya - Ảnh 3.

Tuy nhiên, nếu vào năm khí hậu ổn định, mưa gió thuận họa thì các thầy tế của Maya cũng vẫn sẽ thực hiện nghi lễ này để cám ơn Thủy Thần. Tóm lại trời thiên tai hay không thì họ vẫn sẽ ném một cô gái đồng trinh xuống giếng.

Cô dâu thủy thần – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya - Ảnh 4.

Nghi thức được miêu tả như sau: Cô gái được lựa chọn sẽ mặc quần áo lộng lẫy, ngồi đợi trong ngôi miếu gần giếng thánh. Xung quanh cô là các chàng trai mặc áo giáp vàng, giúp hộ tống cô đến giếng an toàn. Buổi lễ bắt đầu vào lúc rạng sáng, "cô dâu" được đặt trong kiệu hoa, các thầy tế sẽ làm phép, chúc phúc cho cô. Sau đó, họ ép cô uống một thứ nước giúp an thần. Nghi lễ xong xuôi, đoàn người sẽ rước cô gái đi đoạn được khoảng 400m đến giếng.

Cô dâu thủy thần – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya - Ảnh 5.

Khi tới nơi, "cô dâu" sẽ bị đám thanh niên tung lên không trung cho rơi tự do vào giếng thánh. Còn đám đông đứng quan sát xung quanh miệng giếng sẽ nhảy múa, hát hò. Người giàu có thì ném thêm vàng bạc, châu báu xuống giếng để cầu xin bình an.

Cô dâu thủy thần – Tục hiến tế rùng rợn và đẫm máu của người Maya - Ảnh 6.

Hủ tục này kéo dài cho đến khi thực dân châu Âu chinh phục Nam Mỹ vào những năm giữa thế kỷ XVI. Ngày nay, con cháu của người Maya vẫn thực hiện nghi thức hiến tế tương tự, tuy nhiên họ thay đổi vật hiến tế sang gà. Di tích giếng thánh hiến tế đẫm máu trở thành khu vực du lịch hấp dẫn khi dân làng đã tái hiện lại lễ tế thuở xưa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dưới giếng nhiều đồ đạc châu báu cùng hơn 100 bộ xương người.