Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ!

Cuộc đại tuyệt chủng này đã xóa sổ 95% số loài động vật tồn tại dưới đại dương và hơn 70% số loài trên mặt đất. Mức độ tuyệt chủng này khủng khiếp đến mức cảnh tượng ở Trái Đất giống như trong một bộ phim kinh dị.

Khi nhắc đến việc loài khủng long biến mất trên Trái Đất, người ta vẫn thường xem xét đến thảm họa tuyệt chủng 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, cuộc tuyệt chủng cuối kỷ Creta vào 65 triệu năm trước này không phải là nguyên nhân thực sự đã tiêu diệt hoàn toàn loài khủng long, mà chúng bị thảm sát trong một sự kiện khác, đẫm máu hơn: Đại tuyệt chủng Permi.

Vụ tuyệt chủng đẫm máu bị "lãng quên"

Đại tuyệt chủng Permi diễn ra cách đây 250 triệu năm, vào cuối kỉ Permi (thuộc đại cổ sinh Paleozoic). Cuộc đại tuyệt chủng này đã xóa sổ 95% số loài động vật tồn tại dưới đại dương và hơn 70% số loài trên mặt đất. Mức độ tuyệt chủng này khủng khiếp đến mức cảnh tượng ở Trái Đất giống như trong một bộ phim kinh dị và chỉ một chút nữa là sự sống đã biết mất hoàn toàn.

Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ! - Ảnh 1.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là trong một thời gian dài, những dấu vết cũng như nguyên nhân dẫn đến cuộc đại tuyệt chủng này gần như bị xóa nhòa. Các nhà khoa học không thể lý giải được lý do khiến hàng loạt sinh vật đang thống trị Trái Đất lại đột ngột biến mất.

Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ! - Ảnh 2.

Người ta đặt ra giả thuyết cho rằng nguyên nhân có lẽ giống như với cuộc tuyệt chủng diễn ra vào hơn 65 triệu năm trước: do một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh với kích thước lớn hơn ngọn Everest va vào trái đất. Một số người khác lại đặt ra giả thuyết về ảnh hưởng từ bức xạ do vụ nổ supernova nào đó tạo thành. Tuy nhiên, phải đến khi tìm được các hóa thạch động thực vật ở từ thời kỳ này, mọi thứ mới được làm sáng tỏ.

Thảm họa kép: Thiên thạch và núi lửa phun trào

Các nhà khoa học đã tìm thấy sâu trong những mẫu đá hiếm hoi còn sót lại từ kỷ Permi các phân tử fullerene (một dạng tinh thể carbon). Bên trong các tinh thể này chứa dấu vết nguyên tử Heli3 và Argon36 – những đồng vị hiếm có nhiều trong các thiên thạch đến từ vũ trụ. Từ đây, giả thuyết tiểu hành tinh va chạm vào Trái Đất được củng cố.

Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ! - Ảnh 3.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta nhận ra vụ va chạm chỉ là một phần trong thảm họa kép đối với các loài sinh vật ở kỷ Permi. Chúng còn phải đối mặt với một thảm họa lớn hơn là động đất và núi lửa phun trào khi cách mảng thạch quyển của Trái Đất dịch chuyển.

Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ! - Ảnh 4.

Vào đại cổ sinh Paleozoic, Trái Đất có hai lục địa lớn là Laurasia và Gondwana. Cho đến cuối đại cổ sinh này, tức là kỷ Permi, lớp vỏ Trái Đất vẫn biến động dữ dội, các mảng thạch quyển khổng lồ rung chuyển, nứt vỡ, di chuyển và va vào nhau. Hai lục địa dần hợp nhất thành siêu lục địa Pangaea (lục địa duy nhất trên Trái Đất khi đó). Tất cả những biến đổi này gây ra một cú va chạm khủng khiếp, gây nứt vỡ hàng loạt, dẫn đến lượng dung nham khổng lồ phun trào lên mặt đất.

Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ! - Ảnh 5.

Lượng dung nham khổng lồ tuôn chảy khắp hành tinh và bụi núi lửa phủ kín bầu trời, khiến không khí trở nên nóng hơn. Còn ở phía dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi và hàng loạt hệ sinh thái biến mất. Chuối phản ứng dây chuyền do sự dịch chuyển thạch quyển đã gây ra cuộc đại tuyệt chủng thảm khốc nhất lịch sử Trái Đất

Đại tuyệt chủng Permi: Lần đầu tiên trong lịch sử khi 95% Trái Đất bị xóa sổ! - Ảnh 6.

Sau cuộc đại tuyệt chủng Permi, Trái Đất bước vào thời kỳ thống trị của khủng long, đồng thời còn có thêm sự tồn tại của các loài động vật có vú cỡ nhỏ, trong đó có tổ tiên loài người.