Motorola Razr V3 ra mắt khá âm thầm vào mùa hè năm 2004. Thay vì có một sự kiện họp báo riêng, CEO Motorola lúc bấy giờ là Ed Zander giới thiệu nó tại một hội thảo dành cho các nhà đầu tư. Đến nay, Razr V 3 vẫn là một ví dụ điển hình về thiết kế xuất sắc của ngành công nghiệp.
Chiếc Razr V3 đời đầu màu bạc bán ra một vài tuần sau đó. Đầu tiên, nó là điện thoại độc quyền của nhà mạng Cingular (nay là AT&T) ở Mỹ cùng mức giá 450 USD cùng dịch vụ của nhà mạng. Chiếc điện thoại này có một màn hình ở bên ngoài với kích thước cỡ một con tem thư và hỗ trợ 4.000 màu.
Vẻ đẹp của Razr V3 nằm ở bên trong với đường nét tối giản khác biệt với nhiều sản phẩm trước đó.
Với đường nét thanh mảnh, Razr V3 từng là "siêu mẫu" của làng điện thoại.
Paul Pierce là người đứng đầu đội ngũ thiết kế của Razr.
Bàn phím của dòng Razr V3 thực sự "kì diệu" với thiết kế siêu mỏng nhưng vẫn đủ thoải mái khi sử dụng. Dù vậy, người dùng có thể sẽ cảm thấy khá lạ tay và trơn lúc mới làm quen.
Máy có phím đường hướng dạng tròn cùng một vài phím chuyên dụng cho các tác vụ như mở trình duyệt web và nhắn tin.
Bên sườn máy, người dùng có nút bấm tăng giảm âm lượng và nút camera.
Mặc dù có ngoại hình "mong manh", Razr có thân máy cấu thành kim loại cực kì chắc chắn. Phần bản lề máy khá mạnh mẽ - một đặc điểm quan trọng của điện thoại nắp gập.
Màn hình của máy có kích thước 2,5 inch hỗ trợ 260.000 màu.
Razr V3 cũng được trang bị camera VGA (không thể quay video), kết nối Bluetooth, hỗ trợ định dạng MP3, cuộc gọi thoại và loa.
Thiết kế viên pin của Razr V3 cũng siêu mỏng so với điện thoại lúc bất giờ và đây thực sự là một sự đột phá khi nó vẫn mang lại thời lượng 7 giờ đàm thoại và 12 ngày thời gian chờ.
Trở lại thời điểm năm 2004, cổng Mini-USB là loại cổng kết nối nhỏ nhất.
Logo Motorola bên ngoài cũng được hoàn thiện tinh tế.
Sau màu bạc, Razr V3 có thêm phiên bản màu đen. Nó sở hữu phần ngoại hình có vẻ trơn tru hơn thiết bị tiền nhiệm, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm chung.
Hồng cũng là một màu máy được yêu thích.
Dòng Razr có khá nhiều phiên bản màu hồng khác nhau. Chiếc máy này có tên V3t và là sản phẩm độc quyền của T-Mobile.
Phiên bản màu máy xanh dương.
Đến năm 2005, Razr V3 đã được bán ra với nhiều đối tác nhà mạng tại Mỹ hơn và nhiều quốc gia hơn nữa. Chiếc V3c là phiên bản hỗ trợ băng tần CDMA cho nhà mạng Verizon và Sprint trong khi đó V3i là bản có camera với độ phân giải tăng lên 1,23 MP và bổ sung cổng cắm micro-SD.
V3m có tích hợp máy chơi MP3 tương thích với iTunes. Thời lượng pin của dòng máy này cũng tốt hơn.
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết Razr cũng có một phiên bản Product (RED) được tạo ra để gây quỹ phòng chống AIDS.
Phiên bản Razr hợp tác cùng Dolce & Gabbana.
Phiên bản Razr màu vàng cũng từng khiến nhiều người đứng ngồi không yên.
Một nghệ sỹ có tên Ami James đã tạo ra hai phiên bản đặc biệt của chiếc V3t.
Phiên bản màu tím.
Razr có bản màu xanh nhưng khá hiếm.
Tương tự với phiên bản màu cam.
Năm 2005, V3x với kết nối 3G lên kệ cùng thân máy khá dày, bàn phím thiết kế mới, 2 camera, đèn flash trợ sáng và chip xử lý nhanh hơn. Năm sau đó, V3xx cũng ra mắt với thiết kế gần giống V3 đời đầu nhưng có stereo Bluetooth, trình duyệt Opera và chất lượng cuộc gọi được cải thiện.
Razr Maxx Ve ra mắt năm 2006 với nhiều tính năng điều chỉnh nhạc.
Razr VE20 trình làng năm 2007 với thiết kế tròn trịa, màn hình ngoài cảm ứng và hỗ trợ kết nối 3G.