Và mới đây, trong giới anime/manga đã xảy ra một drama cực căng giữa cha đẻ của Bebop là Shinichiro Watanabe với Netflix nói riêng và Hollywood nói chung về vấn đề chuyển thể anime/manga thành live action. Vậy nội dung drama đó là gì? Cùng mình tìm hiểu nhé!
Cha đẻ Bebop – Shinichiro Watanabe
Nếu cái tên Shinichiro Watanabe nghe có vẻ xa lạ thì chắc hẳn khi nhắc tới các tác phẩm nổi tiếng như Cowboy Bebop, Những Đứa Trẻ Trên Dốc, Blade Runner Black Out 2022 hay Samurai Champloo thì không một fan anime/manga nào là không biết nhỉ?! Đúng vậy, Shinichiro Watanabe chính là vị đạo diễn anime kì cựu đứng sau thành công của những tác phẩm đình đám kể trên.
Shinichiro Watanabe là một đạo diễn phim sinh năm 1965 tại Kyoto Nhật Bản. Watanabe được biết tới nhờ việc kết hợp nhiều thể loại vào các tác phẩm anime của mình. Ví dụ như trong Cowboy Bebop, Watanabe đã pha trộn giữa miền tây cao bồi cổ điển với khoa học viễn tưởng, nhạc Jazz & Blues, phim hành động Hong Kong và đưa toàn bộ vào không gian. Trong tác phẩm sau này của mình như Samurai Champloo, Watanabe đã kết hợp các nền tảng văn hóa của Okinawa và hiphop Nhật Bản ngày nay.
Nội dung drama
Ngay từ khi ra mắt bản chuyển thể người đóng, Cowboy Bebop đã không được đón nhận tích cực, đặc biệt là đối với những ai đã đọc qua tác phẩm gốc. Tuy nhiên, có vẻ như không chỉ những người hâm mộ không hài lòng với bộ phim chuyển thể của Netflix, mà ngay cả tác giả gốc của anime là Shinichiro Watanabe cũng cảm thấy không thể chấp nhận được bản chuyển thể này. Ngay từ khi được Netflix gửi cho một video với mục đích muốn Watanabe xem xét cũng như kiểm tra nó thì ông đã cảm thấy không hài lòng với bản live action và Watanabe đã khẳng định rằng đây không phải là Cowboy Bebop. Bởi Watanabe không thích cảnh mở đầu của loạt phim chuyển thể. Điều buồn cười là nó lại mô phỏng cảnh trong sòng bạc – cảnh mở đầu kinh điển của bộ phim chiếu rạp Bebop. Cũng chính điều đó đã thuyết phục Watanabe rằng đó không phải là Bebop và ông ấy không cần phải tiếp tục xem nữa.
Cũng chính vì lý do đó, nên Watanabe đã nhận ra rằng nếu ông không tham gia tích cực vào việc sản xuất live action Cowboy Bebop dù cho giá trị của bộ anime này đã cao hơn rất nhiều, thì chắc chắn rằng bộ phim đó không phải là Cowboy Bebop mà ông từng biết. Và Watanabe cũng đã chia sẻ điều đó trong cuộc phỏng vấn với Forbes. Nhưng dù vậy, Watanabe đã quyết định không nhúng tay tham gia vào việc này, thậm chí ông cũng không hề xem bất kỳ tập nào của bản người đóng. Phải thừa nhận rằng, mặc dù sở hữu dàn diễn viên ấn tượng nhưng chất lượng chuyển thể không thể cứu nổi seri Cowboy Bebop live action của Netflix và nó vẫn nhận về rất nhiều chỉ trích nặng nề đến mức phải hủy bỏ ngay ba tuần sau khi nó được công chiếu. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc Netflix Không đầu tư vào các mùa tiếp theo cho bộ phim này nữa.
Watanabe không chỉ chia sẻ sự chán ghét của ông ấy đối với bản chuyển thể của Netflix mà còn cởi mở với sự chán ghét của ông đối với cách làm việc của Hollywood nói chung. Bởi Watanabe đã từng làm việc chung với một nhà sản xuất Hollywood tên là Spencer Lamm. Watanabe đã thảo luận về việc sản xuất giữa Animatrix – một tuyển tập phim ngắn của một số bộ óc sáng tạo nhất trong lĩnh vực hoạt hình và ông chính là đạo diễn của hai trong số tám câu chuyện của tuyển tập là Kids Story và A Detective Story.
Như Watanabe kể lại, người ta nói rằng ông ấy có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng điều đó hóa ra lại chỉ là một lời nói dối. Vì Spencer Lamm đã khiến việc sản xuất trở thành địa ngục đối với Watanabe tới mức ông đã nổi điên lên và gọi thẳng tên vị đạo diễn ấy. Lamm luôn đưa ra rất nhiều yêu cầu thay đổi trong tác phẩm gốc để bản chuyển thể trở nên Mỹ hơn khiến Watanabe cảm thấy rất khó chịu và tức giận. Ông chia sẻ rằng, nếu những yêu cầu này đến từ Wachowski thì ít nhất ông sẽ tôn trọng nó vì bà là người đã nghĩ ra The Matrix.
Watanabe bất mãn với Lamm tới mức khi ông tới Los Angeles để ghi hình, ông đã nói với nhóm rằng, nếu ông nhìn thấy nhà sản xuất Lamm thì ông sẽ đấm vào mặt anh ta. Cuối cùng, nhà sản xuất đó đã không đến ghi hình và điều này chưa từng xảy ra. Shinichiro Watanabe phát biểu cho cuộc phỏng vấn rằng, đây là một drama khá căng thẳng nhưng cũng rất thú vị. Đó là một hồi ức rất lớn về sự thiếu tôn trọng đối với ông ấy cũng như thiếu tôn trọng đối với tác phẩm gốc. Cũng chính vì lẽ đó mà Watanabe cảm thấy làm việc với Hollywood luôn rất khó khăn và ông chán ghét cách làm việc của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên phim Mỹ được lấy cảm hứng từ Anime. Đã có rất nhiều bộ phim đình đám như Inception của Christopher Nolan – một trong những bộ phim được đánh giá rất cao trong nền điện ảnh đương đại, nhưng nó được cho là sẽ không tồn tại nếu không có bộ phim Paprika năm 2007 của Satoshi Kon. Hay Black Swan của Darren Aronofsky là một trong những bộ phim truyền hình được nhắc đến nhiều nhất từ những năm 2010 về chủ đề tâm lý, và bộ phim đó về cơ bản là chuyển thể từ Perfect Blue của Satoshi Kon từ năm 1997. Có thể thấy, hai trong số những nhà làm phim nổi tiếng nhất của thời đại đã vay mượn rất nhiều ý tưởng của tác giả Satoshi Kon quá cố, và từ đó ta có thể đưa ra lập luận rằng, những bộ phim này chưa chắc sẽ tồn tại hoặc thành công nếu không có Satoshi Kon. Vì vậy, những tác phẩm gốc rất cần được tôn trọng mỗi khi một nhà sản xuất nào đó muốn chuyển thể nó thành live action.
Mọi người có thể thích ý tưởng chuyển thể, vì đây là cơ hội để làm sống động một loạt phim và có thể tăng mức độ phổ biến của nó bằng cách tạo ra nhiều tiếng vang hơn. Trái lại, việc chuyển thể cũng mang lại cảm giác vỡ mộng khi có những thay đổi so với nguyên tác cả về mặt nội dung lẫn hình ảnh, bởi nhiều nhà sản xuất không hề tôn trọng hoạt hình như một loại hình nghệ thuật để thưởng thức.
Việc tranh cãi về bản chuyển thể live action Bebop sẽ còn tiếp diễn tới khi nhà sản xuất thực sự biết và tôn trọng tác phẩm gốc đến mức độ nào. Qua câu chuyện của đạo diễn Watanabe, ta có thể thấy Spencer Lamm dường như có ý định làm xáo trộn những đóng góp của vị đạo diễn anime đình đám này trong The Animatrix. Và Watanabe cũng đã đe doạ sẽ đấm vào mặt anh ta, có lẽ đó là sẽ là 1 thái độ có thể hỗ trợ trong việc chuyển thể anime trong tương lai, giúp nhiều nhà sản xuất nhận ra nên tôn trọng tới tác phẩm gốc mỗi khi muốn chuyển thể chúng thành live action.