18/12/1979, LHQ đã cho ra đời một công ước về việc xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) với mong muốn có thể lấy lại sự công bằng và giúp cho phụ nữ được bình đẳng như nam giới. Đây là một công ước rất tuyệt vời và Nhật Bản cũng đã xem xét các điều kiện của công ước này và phê duyệt nó. Nhưng cũng chính vì công ước này, nên LHQ đã nhiều lần muốn “gõ đầu” nền công nghiệp anime/manga và game của Nhật Bản trong suốt nhiều năm vì họ cho rằng nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sự an nguy của những người phụ nữ.
Cụ thể là vào ngày 16/2/2016 tại Geneva, bên cạnh xem xét về các vấn đề như bình đẳng việc làm hay quấy rối tình dục thì LHQ còn đưa ra 1 đề xuất là cấm việc kinh doanh game hay hoạt hình liên quan đến hành vi bạo lực tình dục đối với phụ nữ. Đề xuất này giống như LHQ muốn cấm toàn bộ mọi sản phẩm giải trí như anime/manga ecchi hay eroge game có liên quan tới hành vi đồi bại với phụ nữ tại Nhật Bản, vì LHQ cho rằng những sản phẩm nhạy cảm đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tư tưởng và tâm lý của người xem, và họ sẽ bắt chước những hành vi sai lệch như trong phim hay game mà gây ra những hành vi đồi trụy đối với phụ nữ. Chính vì vậy, LHQ muốn cấm luôn những ấn phẩm ấy như 1 cách để phòng ngừa.
Mặc dù đề xuất ấy nghe có vẻ hợp lý và có lợi cho sự an toàn của phụ nữ, tuy nhiên LHQ vẫn vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng fan anime/manga và game. Họ cho rằng, thay vì chỉ trích vào các sản phẩm hư cấu thì LHQ nên có giải pháp nào đó thực tế hơn đối với những vấn đề nhạy cảm đang vô cùng nhức nhối ở ngoài đời thực. Thậm chí họ còn đem eroge game ra so sánh với những con game vô cùng bạo lực và cho rằng LHQ nên cấm những thể loại game đó thay vì eroge game. Cũng có một số người cho rằng vấn đề chưa thật sự nghiêm trọng và nội dung của những loại sản phẩm ấy cũng không quá đáng đến mức bị cấm như vậy. Bởi mục đích chính của chúng là để giải trí, là 1 thế giới riêng có thể giúp cho người chơi hay người xem có thể thỏa mãn được những điều mà họ không thể làm được ở ngoài đời thực. Ngoài ra, nhiều người cũng rất bức xúc và đặt câu hỏi “Tại sao lại chỉ bảo vệ phụ nữ trong khi đàn ông dù ít nhưng cũng có nguy cơ bị xâm phạm và lạm dụng?!”. Chính vì vậy đề xuất này của LHQ đã gây ra rất nhiều tranh cãi.
Trên hết, điều cốt yếu dẫn tới đề xuất của LHQ bị phản đối chính là đối tượng mà nó đang hướng đến. Ai cũng biết, ngành công nghiệp anime/manga và các sản phẩm có liên quan được xem là 1 cỗ máy kiếm tiền cho Nhật Bản với doanh thu hàng tỷ cho mỗi năm. Vì vậy, thứ mà LHQ muốn cấm không đơn giản là một khía cạnh, mà nó còn là một phần màu mỡ của ngành công nghiệp này. Thế nên, Nhật Bản đã không thể chấp nhận được đề xuất này và đã phản pháo lại rằng sẽ không chấm dứt việc sản xuất anime/manga hay game liên quan tới tình dục dù cho phía Nhật Bản cũng rất đồng tình với việc cần phải bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ở Nhật. Tuyên bố cực kỳ đanh thép này của Nhật đã khiến cộng đồng vô cùng thỏa mãn và đồng tình.
Nhật Bản cho rằng, những hành vi đồi bại đối với phụ nữ là 1 vấn đề vô cùng nhức nhối và cần được lên án cũng như phải bị cấm bởi pháp luật. Tuy nhiên, nhân vật anime/manga và game đều là sản phẩm hư cấu do con người tạo ra nên nó không hề gây ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở ngoài đời. Vì vậy, Nhật cho rằng LHQ nên giải quyết các vấn nạn ở đời thực nhiều hơn thay vì đâm chọt 1 cách vô tri như vậy. Ngoài ra, ngành công nghiệp không khói này của Nhật đang ngày càng ghi đậm dấu ấn của người phụ nữ, vì những người phụ nữ đã phải nỗ lực và làm việc chăm chỉ để có thể tạo ra được vị trí riêng cho mình. Những bộ anime/manga dành cho nữ giới (Shoujo manga) được chắp bút bởi các nữ tác giả cũng rất phổ biến, và tất nhiên đôi khi một số chủ đề họ viết cũng có phần hơi nhạy cảm nhưng đối với độc giả thì chúng cũng khá bình thường và không hề vượt quá giới hạn. Vậy nên, nếu như cấm tiệt những tác phẩm ấy thì mọi nỗ lực của những người phụ nữ trong lĩnh vực này không khác gì bị phủ nhận, và LHQ giống như đang phân biệt giới tính.
Mặc khác, nhiều người cho rằng việc viết về những điều nhạy cảm sẽ mang lại nhiều bài học để giúp cho các độc giả nữ có thể phòng tránh mọi nguy cơ có thể xảy ra với bản thân họ. Và cộng đồng cũng cho rằng, chỉ khi đọc những điều khủng khiếp xảy ra với phụ nữ thì chúng ta mới có thể cảm thông và tôn trọng họ hơn. Cộng thêm lập luận các giá trị của nơi này không nhất thiết phải phù hợp với các giá trị của xã hội nơi khác, nên dù Nhật Bản đồng ý với mục tiêu bảo vệ quyền phụ nữ, nhưng đề xuất cấm việc bán manga/anime hay game mang yếu tố nhạy cảm thì vẫn bị bác bỏ.
Cứ ngỡ sau lần kiến nghị không thành công bởi những lập luận đanh thép ở trên thì LHQ sẽ thay đổi cách nhìn về manga/anime và game của Nhật Bản. Nhưng vào năm 2019, LHQ lại muốn cấm chiếu tác phẩm chứa nội dung nhạy cảm về trẻ em cũng chỉ vì những lý do mà LHQ đã đưa ra ở trên. Vậy nên, bên cạnh phụ nữ thì những tạo hình loli hay shota cũng đều có khả năng bị bay màu chỉ vì có dính 1 tí nội dung hơi “thoáng”. Tuy nhiên, khác với lần trước, LHQ không chỉ bị Nhật phản đối mà ngay cả Mỹ và Australia cũng không đồng tình với đề xuất này. Các nước cũng cho rằng, hình ảnh anime/manga chỉ là hư cấu và cũng không ảnh hưởng tới bất kỳ ai, nên chỉ cần cấm những hình ảnh thực tế là được.
Dù nhiều lần bị phản đối và kiến nghị không thành công, nhưng LHQ vẫn nhất quyết không từ bỏ. Mới đây, bộ manga/anime mang tên Getsuyoubi No Tawawa đã trở nên nổi tiếng vì va phải nhiều chỉ trích liên quan tới quyền phụ nữ. Cụ thể là vào ngày 4/4/2022, một tờ báo tài chính nổi tiếng đã đăng một quảng cáo có sử dụng hình ảnh nhân vật Ai – chan của Getsuyoubi No Tawawa. Mục đích của tờ quảng cáo này chỉ đơn giản là muốn động viên những người đi làm vào ngày đầu tuần, tuy nhiên ủy ban phụ nữ LHQ lại cho rằng quảng cáo ấy đã xúc phạm và xem thường phụ nữ, thậm chí còn gửi thư cho tờ báo và cáo buộc họ đang khiêu dâm hoá hình ảnh nữ sinh.
Phải công nhận rằng, vấn đề nhạy cảm liên quan đến nữ sinh như Sugar Daddy (Papa Katsu) thực sự vẫn diễn ra và những nhà hoạt động vì phụ nữ có lý lẽ riêng của mình. Không hề vô lý khi họ cho rằng các yếu tố như ecchi là vi phạm và đáng bị lên án. Tuy vậy, nhưng phản ứng lần này của LHQ vẫn bị chỉ trích từ cộng. Họ cho rằng tổ chức này đang làm quá vấn đề lên và kiến nghị họ nên quan tâm tới các trang mạng có chứa nội dung thật sự nhạy cảm thay vì một quảng cáo vô thường vô phạt. Có người còn mỉa mai rằng, trong khi các đường dây mua bán phụ nữ và trẻ em phi pháp vẫn chưa được xử lý thì ủy ban phụ nữ LHQ lại đi tức giận vì 1 cô học sinh không có thật ngoài đời.
Mizuki Kurosawa – nhà thiết kế thời trang kiêm chủ một thương hiệu quần áo khá nổi tiếng đã bị những nhà nữ quyền Nhật Bản công kích chỉ vì cô đã lên tiếng bênh vực cho Getsuyoubi No Tawawa. Là 1 người có vòng 1 quá khổ nên Mizuki đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn mặc, vì vậy cô đã đăng bài trên Twitter và nói rằng “Tawawa chẳng có gì gọi là quá nhạy cảm cả”. Sau đó, Mizuki đã bị những nhà nữ quyền Nhật Bản chỉ trích tới mức cô phải xoá bài viết đó đi và đăng 1 bài mới lên tiếng xin lỗi và giải thích rằng bản thân cô không cố ý cổ xúy cho các suy nghĩ lệch lạc về phụ nữ, mà cô chỉ đồng cảm về đặc điểm cơ thể của họ. Cũng chính vì thế nên thương hiệu của Mizuki thường hướng đến phụ nữ có vòng 1 lớn. Sau vụ việc ấy, nhiều người đã khịa rằng những nhà hoạt động vì phụ nữ lại cố công kích 1 người đang nỗ lực để giúp đỡ phụ nữ trông thật buồn cười và vô lý.
Sau 1 thời gian gây tranh cãi, kết cục Getsuyoubi No Tawawa bị tạm hoãn 1 tháng. Đến nay, mọi chuyện dù đã trở lại bình thường nhưng nhiều ý kiến trái chiều vẫn được đưa ra và bàn tán vô cùng sôi nổi. Nhìn chung, cả LHQ lẫn Nhật Bản đều có những lập trường riêng biệt và lý do chính đáng của mình. Những cũng vì thế mà đã tạo ra 1 drama vô cùng căng thẳng trong suốt nhiều năm dài và gây ra những cuộc tranh cãi gay gắt không chỉ giữa Nhật và LHQ mà còn cả cộng đồng lẫn những người hoạt động vì phụ nữ. Dù không biết trong tương lai drama này có tiếp tục nữa hay không, nhưng nhìn lại những sự việc vừa qua thì đây quả thật là một drama khá căng thẳng và gay cấn trong làng công nghiệp giải trí này.