Nhìn lại drama lớn nhất mạng xã hội nhiều ngày qua, chúng ta có thể thấy những người nhận nhiều chỉ trích hơn cả là 2 founder của Sử Hộ Vương: Phạm Vĩnh Lộc và Hồ Phương Thảo.
Điều này khá hiển nhiên, vì Vĩnh Lộc và Phương Thảo là hai nhà sáng lập cũng như phát triển game. Cả hai đã đồng hành với Sử Hộ Vương từ khi còn là một dự án nhỏ thuộc Comicola. Ngay sau khi các founder của Sử Hộ Vương xuất hiện trên Sharktank VTV3, họ đã vấp phải nhiều phản đối từ cư dân mạng. Là gương mặt đại diện, nên cả hai cũng nhận được nhiều lời không hay nhất.
Có lẽ lỗi lầm lớn nhất của cả hai khi lên truyền hình là cách trả lời của mình. Điển hình như câu "Có anh chị nào đã thấy Nguyễn Huệ thực sự chưa ạ? Hay mình chỉ nhìn thấy những bức tượng?"
Ngòai ra, hai founder của SHV còn bị ném đá bởi người thì "5 điểm tốt nghiệp sử", người nghiên cứu qua "5 năm đọc sách."
Tuy vậy, xét về sự thất bại của game, thì founder không phải người duy nhất bị đổ lỗi. Về chỉ trích trình độ học tập của Lộc và Thảo, chúng ta thực sự không có cơ sơ đảm bảo rằng yếu tố này ảnh hưởng mạnh đến sản phẩm chính của họ - game Sử Hộ Vương. Một game khi đã được phát triển và gần như hoàn thành, cần nhiều người khác nhau phụ trách mảng nội dung khác nhau: artist đồ họa, người lên nội dung, PR game, cố vấn truyền thông, cố vấn nội dung,v...v...
Bên cạnh đó, Vĩnh Lộc đã có 5 năm nghiên cứu sách – một điều đáng khuyến khích với những ai yêu văn hóa Việt Nam. Có lẽ "cố vấn lịch sử" này cũng thực sự có những kiến thức nhất định, tuy nhiên lại chưa biết cách sử dụng hay định hướng nó.
Chỉ bởi vì là gương mặt đại diện của Sử Hộ Vương, Lộc và Thảo không phải tấm bia đỡ cho mọi vấn đề khi game "bung bét", thị phi.
Bên cạnh hai founder của game, các artist cũng phải chịu trách nhiệm cho những gì mình đã làm, song song với những người đứng sau mảng nội dung, app Sử Hộ Vương. Thiết nghĩ nếu như ban đầu, Sử Hộ Vương không quá "rầm rộ" rằng đây là một game truyền tải và dạy sử bằng cách tiếp cận mới, thì có lẽ nó đã không quá tai tiếng như bây giờ.
Vậy nên, ngay từ ban đầu Sử Hộ Vương đã đi sai hướng, với cách làm ngoan cố không chịu tiếp thu. Mặc dù ý tưởng ban đầu rất hay và đầy tiềm năng, nhưng kết quả lại là một sản phẩm không hề phù hợp với thị trường hay văn hóa Việt. Quả thực ở thời đại 4.0, chúng ta nên nghĩ thoáng hơn về cái bóng "thuần phong mỹ tục", tuy nhiên điều đó không có nghĩa làm gì cũng được!
Kết lại, đã trách thì phải trách cả tập thể team, vì đây không phải là sai sót của riêng ai.
Sau drama "siêu to" này, người Việt trẻ chỉ có thể hy vọng Sử Hộ Vương sẽ thực sự lắng nghe lời khuyên của các Shark và định hướng lại con đường đúng đắn. Chắc chắn với cách phát triển đúng, phù hợp thị hiếu và được người dùng chấp nhận, Sử Hộ Vương hoặc một game Việt nào đó tương tự có thể là con đường giúp văn hóa cardgame phổ biến ở Việt Nam.