Án tử hình luôn có mặt trong lịch sử của nhân loại, thường gắn liền với những vụ án nổi tiếng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết từ bao giờ và bằng cách nào loài người lại đặt ra hình phạt loại trừ vĩnh viễn một cá nhân ra khỏi cộng đồng.
Tử hình là gì?
Tử hình là việc hành quyết một người theo quy trình pháp luật, nhằm trừng phạt hành vi phạm tội. Đây là hình phạt nặng nhất, có mục đích không chỉ trừng phạt kẻ phạm tội mà còn mang ý nghĩa răn đe những người có ý định phạm tội tương tự. Từ đó, giúp hạn chế tối đa các hành vi phạm tội tương tự trong tương lai.
Lịch sử lâu dài của án tử hình
Hành động loại bỏ một cá nhân ra khỏi cộng đồng vĩnh viễn dĩ nhiên là việc rất hệ trọng. Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà án tử hình được đặt ra. Có thể nói rằng án phạt này hầu như xuất hiện trong mọi xã hội, ngoại trừ một số quốc gia ngoại lệ đã chính thức bãi bỏ hình phạt này.
Trong bộ luật Hammurabi từ thế kỷ 18 trước Công nguyên, tập hợp các văn bản pháp luật lâu đời nhất thế giới, có nhắc đến các loại tội phạm và án tử hình. Bộ luật này cũng ghi chép lại các trường hợp bị tử hình đầu tiên trong lịch sử. Án tử hình vào thời đó áp dụng cho 30 loại tội danh, tùy từng trường hợp mà cách thức tử hình sẽ khác nhau. Ví dụ, tội ăn trộm sẽ bị treo cổ, ăn trộm khi hỏa hoạn sẽ bị thiêu sống và ngoại tình sẽ bị dìm chết đuối.
Hình phạt tử hình còn tiếp tục xuất hiện trong bộ luật Draconian của Athes vào thế kỷ 7 trước Công nguyện. Các hình thức thực thi án cũng rất đa dạng như: đóng đinh, dìm biển, đánh chết, thiêu sống và xiên cọc. Đàn hương hình (xiên cọc) là hình thức tử hình gây đau đớn lẫn có tính răn đe nhất.
Tuy nhiên, chương đen tối nhất trong lịch sử tồn tại của án tử hình là ở thời kỳ Trung Cổ tại châu Âu, kéo dài từ thế kỷ 5 – 14. Không chỉ tử hình mà những người bị kết tội còn phải chịu nhiều hình phạt tra tấn tàn khốc. Đặc biêt, những người phụ nữ bị kết án phù thủy sẽ bị tử hình bằng cách thiêu sống.
Những lần con người thử bãi bỏ án tử hình
Dù là hình thức xử phạt kẻ có tội, nhưng tử hình vẫn luôn là chủ đề tranh cãi tại nhiều quốc gia khi bàn đến khia cạnh đạo đức. Vì vậy, cũng thật dễ hiểu khi trong lịch sử từng có không ít quốc gia thử bãi bỏ hình phạt này.
Trường hợp điển hình có thể kể đến đầu tiên là William Đại đế. Năm 1066, ông đã ra lệnh bãi bỏ án tử hình và thay thế bằng những hình phạt "nhẹ nhàng hơn" như chọc mù mắt, tra tấn hoặc bị thiến (đối với các phạm nhân nam giới). Tuy nhiên, có vẻ như chính sách này không đem lại hiệu quả, bởi 1108, con trai ông là Henry I đã khôi phục lại án tử hình. Vậy là bắt đầu từ thế kỷ 10, treo cổ trở thành hình thức tử hình thông dụng ở Anh.
Cho đến thế kỷ 18, nước Anh quy định có đến 222 tội danh bị xử tử, biến bộ luật chung tại đây trở nên cực kỳ hà khắc. Vì thế, trong khoảng thời gian từ năm 1823-1837, nước này đã giảm bớt xuống còn 100 tội sẽ bị khép án treo cổ.
Từ thế kỷ 19 cho đến nay, tại nhiều quốc gia, cùng với sự phát triển của con người, án phạt tử hình đã-đang- và sẽ được xem xét để xóa bỏ, giảm bớt số lượng tội danh bị thi hành,… Tuy nhiên, liệu việc bãi bỏ án tử hình có thực sự đem lại lợi ích thiết thực trong đời sống hiện đại hay không? Đó vẫn còn là câu hỏi gây tranh cãi.