Có thể cá mập trắng là nguyên nhân khiến siêu cá mập Megalodon rơi vào cảnh tuyệt chủng, theo tiết lộ của một số nhà khoa học. Megalodon phải đối mặt với việc cạnh tranh thức ăn với một loại địch thủ nhỏ và tinh ranh hơn.
Megalodon là siêu cá mập thời tiền sử có mặt trên Trái Đất cách đây từ 3,6 đến 23 triệu năm. Chúng nổi tiếng nhờ sở hữu bộ hàm to khổng lồ. Tên gọi Megalodon của chúng có nghĩa là “răng to” nhằm miêu tả hàm răng lởm chởm như lưỡi cưa to bằng cánh tay người. Một nghiên cứu hóa thạch răng đã chỉ ra rằng Megalodon đi săn những con mồi giống với cá mập trắng như cá voi, cá heo.
Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Kenshu Shimada đến từ Đại học DePaul, Chicago, cho biết: “Những kết quả này có thể cho biết giữa hai loài cá mập có trùng lặp về một vài loại con mồi.”
Phân tích hàm lượng kẽm cho thấy Megalodon gần như đứng đầu chuỗi thức ăn, có nghĩa là chúng không bị săn đuổi bởi bất kỳ loài nào. Một nhóm quốc tế đã tạo ra cơ sở dữ liệu về các loài cá mập từ loài còn tồn tại ngày nay cho đến thời tiền sử, từ cá cảnh đến cá sống hoang dã.
Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Michael Griffiths, thuộc Đại học William Paterson, New Jersey, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy cả Megalodon và tổ tiên của nó đều thực sự là những loài đứng đầu chuỗi thức ăn.”
“Tuy nhiên, điều đáng chú ý là giá trị đồng vị kẽm từ răng cá mập Pliocen từ Bắc Carolina lại cho thấy mức độ dinh dưỡng trùng lặp lớn với tiền thân của loài cá mập trắng với loài Megalodon.”
Hóa thạch răng cá mập Megalodon và răng cá mập trắng
Megalodon lớn gấp 3,5 lần so với cá mập trắng - đạt chiều dài khoảng 65 feet và nặng hơn 50 tấn. Song người ta chỉ còn có thể thu được một vài đốt sống kỳ lạ và những chiếc răng nanh dài của Megalodon, bởi xương cá mập thường là sụn, nên rất hiếm khi tồn tại được sau quá trình hóa thạch. Quái vật biển thống trị các đại dương từ hàng chục triệu năm trước. Sự tuyệt chủng đột ngột của chúng đã khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi trong nhiều thập kỷ. Megalodon lúc mới sinh dài 6,5 feet, con cái sẽ dễ bị chết đói. Kẽm ở men răng, phần khoáng hóa cao, tiết lộ mức độ tiêu thụ thức ăn của loài này.
Từ kết quả đáng tin cậy khi kiểm tra nitro và collagen - mô hữu cơ. Tiến sĩ Jeremy McCormack, thuộc Đại học Goethe Frankfurt, cho biết: “Trên thang thời gian, chúng tôi xem xét collagen không được bảo quản và do đó không thể phân tích đồng vị nitro truyền thống.” Megalodon cần ăn nhiều con mồi lớn để tồn tại, bao gồm cá voi và những loài cá mập khác. Giáo sư Thomas Tutken, Đại học Johannes Gutenberg, Mainz, bổ sung: “Đầu tiên, chúng tôi chứng minh rằng các dấu hiệu đồng vị kẽm liên quan đến chế độ ăn uống được giữ lại trong phần men răng hóa thạch của cá mập.”
Nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications đã so sánh hàm lượng kẽm trong nhiều lọai cá mập đã tuyệt chủng từ thời Megalodon với nồng độ kẽm ở các loài cá mập hiện đại. Họ cũng xem xét tỷ lệ trong răng Megalodon và tổ tiên của nó cũng như cá mập trắng ngày nay để làm sáng tỏ tác động của chúng đến hệ sinh thái trong quá khứ và trong tương tác với nhau. Một số người tin rằng Megalodon có thể vẫn còn sống, ý tưởng này là tiền đề cho bom tấn Hollywood năm 2018 là The Meg. Tuy nhiên, giáo sư Shimada cho rằng đó là điều không thể.
Theo giáo sư, Megalodon là loài ưa nước ấm, nó sẽ không thể sống sót ở các vùng nước lạnh sâu dưới đại dương - nơi ẩn nấp duy nhất giúp không bị phát hiện.
http://kenhtingame.com/giai-ma-ly-do-ca-map-megalodon-bi-tuyet-chung-lieu-co-lien-quan-den-ca-map-trang-20220610012142659.chn