Có thể nói rằng, Nhật Bản chính là 1 trong những ông vua của những món mì, nhờ nền ẩm thực phát triển từ lâu đời. Vậy, hãy cùng chúng tôi điểm lại danh sách những tiệm mì nổi tiếng nhất tại xứ sở hoa anh đào nhé.
1. Konjiki Hototogisu (Dainijuni Kyutei Mansion, 2-4-1 Shinjuku, Tokyo)
Món mì soba của Konjiki Hototogisu có thể nói là ví dụ điển hình cho việc: Không được đánh giá ramen qua vẻ bề ngoài. Khi chế biến nó, người đầu bếp sẽ đem giò heo cùng thịt heo ninh hầm trong súp hải sản, kết hợp cùng nhiều loại nghêu sò khác nhau.Vị ngọt của xương heo cùng với mùi thơm của hải sản, kết hợp với vị ngon của nghêu sò sẽ hòa quyện cùng nhau tạo nên 1 sự kết hợp vô cùng tuyệt vời.
Trông có vẻ giống mì soba bình thường, nhưng đây chính là mỹ vị.
Bên cạnh đó, thành phần tạo nên món mì này còn có dầu nấm truffle trắng của Ý, sốt nấm porcini, thịt xông khói và sốt inca berry. Chính vì thế, đây là một trong những cửa tiệm đứng đầu nước Nhật, là nhà hàng ramen thứ 3 trên thế giới được gắn sao Michelin (năm 2019, sau Tsuta và Nakiryu). Tuy nhiên, món ăn này không quá đắt, chỉ có giá 900 yên. Có điều, nơi đây chỉ có 7 chiếc ghế ngồi ở quầy và 1 vài chỗ ngồi dành cho 2 người mà thôi, tức bạn phải chịu khó chờ đợi để đến lượt của mình.
Trong quá khứ, Konjiki Hototogisu Ramen từng có 1 cửa tiệm nhỏ rất nổi tiếng tại Hatagaya, thuộc khu vực Shibuya, Tokyo, được vô số thực khách từ khắp nơi lui tới.
2. Ramen Horiuchi (cửa hàng Shinbashi, Minato City, Tokyo)
Ramen Horiuchi không phải là 1 cửa tiệm được đánh giá quá cao như những cửa tiệm khác, bị đánh giá là 1 nơi "được đề cao quá mức cần thiết". Tuy nhiên, cửa tiệm này lại rất được yêu thích, nhờ vào thái độ phục vụ vô cùng thân thiện của nhân viên cùng hương vị tương đối ngon, ít nhất là phải ở trên mức trung bình.
Thậm chí, người dân ở đây còn quen với việc dậy sớm ăn mì từ trước 7 giờ sáng. Dù thế nào chăng nữa, đây vẫn là 1 tiệm mì bình dân vô cùng nổi tiếng tại Tokyo.
3. Papapapapain/Papapapapine (quận Nishi Ogikubo, Tokyo)
Một cái tên hơi kỳ quặc phải không, nhưng về cơ bản thì nó mang nghĩa chỉ "dứa" (pine). Lấy chủ đề là món mì ramen nấu cùng dứa, như "ramen dứa muối", món mì của Papapapapain được tạo nên bởi nước súp hải sản hòa quyện với vị ngọt và chua của dứa, là 1 sự kết hợp vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, sáng kiến ngâm trứng luộc vào trong nước ép dứa đã tạo nên 1 điểm nhấn đặc biệt trong hương vị. Bằng cách này, người ăn có thể dùng món chính và cả món tráng miệng ngay trong 1 tô mì.
4. Tenkaippin
Tenkaippin (tạm dịch là "Thiên hạ nhất phẩm", gọi tắt là Tenichi) vốn là 1 chuỗi nhà hàng Nhật Bản chuyên về ramen, được Kimura Tsutomu khai trương lần đầu tiên tại Kitashirakawa, Kyoto vào ngày 16 tháng 11 năm 1981. Tính đến tháng 12 năm 2014, đã có tới 233 chi nhánh tại 38 quận của Nhật Bản, ngoài ra còn có cả một chi nhánh tại Hawaii. Về cơ bản, đây là 1 tiệm ăn có sức ảnh hưởng rất lớn trong giới ramen trên toàn thế giới.
Cửa hàng Tenkaippin đầu tiên tại Nhật.
Nước dùng tại Tenichi vốn rất béo, nhưng lại không bắt nguồn từ nước ninh xương heo mà lại được ninh hầm kỹ từ thịt gà và rau củ. Đây được coi là loại nước dùng nổi tiếng đậm vị, nhưng lại thân thiện với các gia đình, ngay cả với những đứa trẻ kén ăn tại các nước phương Tây. Thậm chí, nhiều người còn ca tụng đây là món ramen ngon nhất tại Kyoto.
Ngoài ra, bạn còn có thể ăn kèm với các món ăn, nguyên liệu phụ như tỏi, trứng và sủi cảo.
5. Ramen Jiro
Ramen Jiro là 1 chuỗi cửa hàng ramen được thành lập bởi Takumi Yamada, với cửa tiệm đầu tiên tại Meguro, Tokyo vào năm 1968. Vào những năm 70, tiệm mì này được chuyển đến Mita, Minato-ku và nổi tiếng với danh "Tâm hồn ẩm thực", vốn được rất nhiều sinh viên trường Đại học Keio ưa thích. Tính đến năm 2018, thương hiệu này có khoảng 40 chi nhánh trên khắp Nhật Bản và hơn 30 trong số đó nằm ở khu vực Tokyo.
Ramen Jiro nổi tiếng với nước dùng có hương vị đặc trưng độc nhất vô nhị, lôi cuốn hết người này đến người khác đến mức có thể nổi danh nhờ hình thức truyền miệng, trong khi không cần bất cứ hình thức quảng bá truyền thông nào. Trong số đó, cửa hàng số 2 nằm tại Hachioji, quốc lộ Yaen có lẽ là nổi tiếng nhất.
Thương hiệu này thường sử dụng nước dùng xương heo đậm đặc hòa lẫn cùng với xì dầu nhằm tạo nên thứ nước lèo thơm ngon khó có thể cưỡng lại; sợi mì dày, dai và tràn đầy sức sống. Khi chế biến cho thực khách, đầu bếp cũng sẽ hỏi bạn về topping ăn kèm (phần trên của tô ramen sau khi hoàn thành). Khi họ hỏi về tỏi, tức có nghĩa là họ cũng sẽ muốn biết về lượng rau giá và mỡ mà bạn muốn dùng.
Nhưng tuy nhiên, đó không phải là công thức cố định. Hương vị tinh tế của Ramen Jiro sẽ thay đổi ngày qua ngày, lúc thì đậm đà, lúc thì nhiều dầu mỡ, lúc thì thêm trứng, trong khi hương vị và chất lượng của mỗi quán Ramen Jiro lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, tờ báo uy tín tại nước Anh, The Guardian đã xếp ramen của chuỗi cửa tiệm này vào top "50 món ăn mà ta buộc phải nếm thử trong đời".
Do sợi mì của Jiro dày và dễ hút nước lèo, cho nên thực khách phải đảo phần mì từ dưới lên trước và đẩy phần rau củ xuống để tránh sợi mì bị nở. Trong khi đó, rau củ sẽ thấm hút hương vị của nước dùng và trở nên đậm đà hơn rất nhiều.
Những người hâm mộ nhiệt tình với ramen của tiệm này sẽ được gọi là "Jirorian", vốn là những người có thể coi là "không thích ramen, chỉ thích ramen của Ramen Jiro". Đối với họ, ramen tại đây không chỉ là 1 món mì bình thường, mà là 1 món ăn thú vị thay đổi qua từng ngày và họ sẵn sàng chấp nhận điều đó.
Một lời khuyên cho thực khách là không nên thử cấp "Dai-buta" (phần ăn lớn kèm thịt heo) tại Ramen Jiro nếu không có khả năng ăn nhiều, đặc biệt là với con gái. Bạn sẽ phải bỏ dở giữa chừng nếu cố thử đó, vì nó được mệnh danh là "ngọn núi ramen". Bạn có thể tưởng tượng được về 1 tô mì to cỡ... cái đầu của bạn không?
Còn tiếp...