Nhật Bản là 1 ông vua trong ngành sản xuất TV series, mới hàng loạt những thương hiệu nổi danh trên toàn thế giới như các bộ anime đình đám (One Piece, Dragon Ball Super, Boruto,...) hay các bộ phim đề tài Tokusatsu (Super Sentai, Ultraman, Kamen Rider,...). Mặc dù các thương hiệu đó có các lĩnh vực kinh doanh khác nhau khiến chúng ta khó mà so sánh được mức độ thành công của chúng, nhưng tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá 1 phần dựa theo... trending trên Twitter.
Vậy đâu chính là series đứng đầu hạng mục này trong năm 2019? Chắc hẳn, sẽ có rất nhiều bạn cho rằng vị trí số 1 chắc chắn sẽ thuộc về bộ anime đình đám Kimetsu no Yaiba, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Vậy, hãy tìm hiểu về top 10 trong hạng mục TV series về trend do Twitter Japan thống kê nhé.
10. Friday Roadshow
Friday Roadshow vốn là 1 chương trình truyền hình vô cùng ăn khách được chiếu trên đài NTV (Nippon TV), được đa số thế hệ tại Nhật Bản yêu thích bởi tính đa dạng của nó. Ngoài việc công chiếu các TV series anime ăn khách tại Nhật như "Lupin" và anime movie, chương trình này cũng chiếu lại những bộ phim điện ảnh nước ngoài khác lên màn ảnh nhỏ.
Movie Lupin Đệ Tam đại chiến Thám Tử Lừng Danh Conan từng được phát sóng trên chương trình này.
9. Senki Zesshou Symphogear XV
Senki Zesshou Symphogear XV vốn là phần thứ 5 và cũng là phần cuối của loạt series Senki Zesshou Symphogear. Phần đầu tiên được phát sóng vào năm 2012, thuộc thể loại hành động khoa học viễn tưởng Ma Pháp Thiếu Nữ (magical girl - mahou shoujo) được hợp tác sản xuất bởi hai hãng Encourage Films và Satelight.
Thuộc thể loại anime kén người xem, nhưng Symphogear lại có đề tài khá độc đáo và thu hút. Bộ phim sẽ đưa chúng ta tới 1 thế giới kỳ diệu, nơi các cô gái, những idol nổi tiếng sử dụng áo giáp Symphogear và chiến đấu chủng tộc ngoài hành tinh muốn xâm chiếm Trái Đất - Noise, bằng sức mạnh âm nhạc.
8. Anata no Ban Desu
Anata no Ban Desu (tên tiếng Anh là Your Turn To Kill), là series drama thuộc thể loại Mystery, được phát sóng trên đài NTV.
Nana (49 tuổi) là một nhà thiết kế thời trang dịu dàng được nhiều người quý mến, phải lòng cậu huấn luyện viên thể hình trẻ hơn cô 15 tuổi là Shota (34 tuổi). Vượt qua định kiến về tuổi tác, họ cưới nhau và dọn vào nhà mới, rồi tham dự cuộc họp dân cư ở đó. Trong buổi thảo luận, đột nhiên quản lý chung cư đặt ra chủ đề "Các người có từng muốn giết ai đó hoặc muốn người mình ghét chết đi không?".
Câu hỏi của ông chú quản lý gãi đúng "chỗ ngứa" thầm kín của mọi người. Ban đầu họ còn né tránh trả lời nhưng cuối cùng cũng chịu bộc lộ suy nghĩ đen tối trong mình. Từ đây, họ đã nghĩ ra một trò chơi kì quặc mang tên sát nhân chéo. Những cư dân ở đó lần lượt viết ra giấy người mà họ muốn giết, rồi bỏ vào trong 1 cái hộp. Quy tắc của trò chơi sẽ là bốc thăm ngẫu nhiên, và nhiệm vụ của họ chính là ám sát "mục tiêu" trong tờ giấy bằng bất cứ cách nào. Từ đó, chung cư yên bình này đã trở này nơi xảy ra những vụ giết người hàng loạt, khiến cảnh sát Nhật phải đau đầu tìm ra chân tướng.
7. Soreike! Anpanman
Anpanman là loạt series hoạt hình nổi tiếng, được chuyển thể từ manga cùng tên sáng tác từ năm 1973, cho đến khi tác giả qua đời vào năm 2013. Cốt truyện xoay quanh chuyến phiêu lưu của Anpanman, một siêu anh hùng với một cái đầu là bánh anpan (một loại bánh ngọt của Nhật Bản), anh bảo vệ thế giới khỏi một tên ác quỷ Baikinman.
Là một nhân vật được nhiều bạn nhỏ yêu thích, Anpanman trở thành một biểu tượng xuất hiện trong các đồ chơi không thể thiếu của trẻ em tại Nhật. Anpanman đã có mặt trên truyền hình tại Nhật Bản liên tục từ năm 1988 và là một trong số các nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất trong truyện tranh dành cho các bé trong độ tuổi từ 0 đến 12 tuổi. Các nhân vật trong Anpanman xuất hiện trên hầu như tất cả các sản phẩm dành cho trẻ em, từ đồ chơi, áo quần, đến thực phẩm cho bé. Theo một thống kê, những cuốn truyện tranh Anpanman đã được bán với số lượng hơn 50 triệu bản.
6. Osomatsu-san
Osomatsu-san (tên Việt: 6 Chàng Tiểu Quỷ), là series anime hài được sản xuất bởi Pierrot, dựa trên bộ manga cùng tên năm 1962 của Fujio Akatsuka.
Bộ anime xoay quanh câu chuyện đời sống của 6 anh em Matsuno, cầm đầu bởi Osomatsu. Mặc dù đã 10 năm trôi qua kể từ khi học Trung học, họ vẫn chưa tìm được việc làm và trở thành “6 anh em nhà "NEET” - tức ăn không ngồi rồi. Từ đó, hàng loạt tình huống dở khóc dở cười đã diễn ra.
5. Go-Toubun no Hanayome
Go-Toubun no Hanayome (tên Việt: Nhà Có 5 Nàng Dâu) là series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của Haruba Negi. kể về Uesugi Fuutarou - một nam sinh cấp Ba nhà nghèo rớt mồng tơi nhưng có thành tích học tập xuất sắc. May mắn thay, cậu được mời về làm gia sư dạy kèm cho chị em sinh năm của gia đình giàu có Nakano vì thanh tích học tập yếu kém của họ. Năm chị em gồm: Nakano Ichika, Nakano Nino, Nakano Miku, Nakano Yotsuba, Nakano Itsuki.
Tuy nhiên, tất cả họ đều không hứng thú với việc học tập và điểm số. Ban đầu cả năm chỉ coi cậu là một người lạ mặt trong nhà, nhưng sự kiên trì và cần mẫn của Fuutarou dần thuyết phục những cô gái lao vào việc học, khiến họ có điểm số ngày một tăng và kéo khỏi việc bị trượt. Cả 5 cô gái này đều phải lòng Fuutarou và trong tương lai, cậu sẽ kết hôn với một trong số họ.
4. Fate/ Grand Order
Fate/ Grand Order là 1 anime chuyển thể từ novel Fate, là 1 phần của thương hiệu giải trí siêu nổi tiếng tại Nhật Bản, khi tựa game cùng tên từng là 1 trong những tựa game ăn khách nhất tại đất nước này. Khán giả sẽ theo dõi hành trình của các Master, từng bước thu phục các Servant vào đội hình của mình để tiêu diệt các thế lực đen tối đang muốn thôn tính thế giới.
3. Music Station
Music Station là 1 chương trình truyền hình âm nhạc tại Nhật Bản, bắt đầu ra mắt vào ngày 24 tháng 10 năm 1986 cho đến nay, và tiếp tục được phát sóng hàng tuần với độ phân giải cao từ 8 giờ tối đến 9 giờ tối trên đài TV Asahi. Dĩ nhiên, giống như nhiều show truyền hình âm nhạc khác, Music Station không chỉ xoay quanh J-POP mà còn có sự góp mặt của những nghệ sĩ quốc tế khác.
Ariana Grande góp mặt trong Music Station.
2. Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba vốn là series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của Koyoharu Gotouge. Mặc dù thuộc đề tài Diệt Quỷ - 1 đề tài không hề mới, nhưng KnY vẫn gây được tiếng vang 1 cách vô cùng bất ngờ đối với cộng đồng yêu thích anime/manga trên thế giới.
Series này đã nhận được nhiều giải thưởng tại Giải thưởng Anime Newtype, bao gồm giải Anime TV xuất sắc nhất. Mặc dù có thành tích không dày bằng các đàn anh khác, nhưng KnY đã chứng minh rằng nó chính là ông vua mới nổi của ngành công nghiệp anime/manga trong năm 2019.
1. Kamen Rider Zi-O
Đứng ở vị trí top đầu của bảng xếp hạng này chính là series Tokusatsu lừng danh vừa kết thúc: Kamen Rider Zi-O. Không chỉ là series Rider cuối cùng của thời đại Heisei, Zi-O còn gây dựng được tiếng vang lớn khi thống trị mọi sự thu hút trên mạng xã hội Nhật Bản, cũng như đem về 1 khoản doanh thu vô cùng khổng lồ cho hãng Bandai.
Kamen Rider Zi-O: Mảnh ghép cuối cùng cho sự khép lại của lịch sử Heisei Rider
Mặc dù không được đánh giá cao về mặt cốt truyện, nhưng Zi-O lại có rất nhiều điểm cộng như kĩ xảo đẹp mắt, đánh đấm cực chất, dàn diễn viên siêu đẹp, diễn tròn vai và có sự góp mặt của những thế hệ Rider tiền bối của thời đại Heisei.