1. Berserk (2016)
Không ai phủ nhận Berserk là một trong những bộ manga xuất sắc nhất, phiên bản chuyển thể anime ra mắt năm 1997 cũng được xếp vào danh sách phải xem của các fan hâm mộ hoạt hình xứ Nhật. Tuy nhiên phiên bản anime "đàn em" phát hành năm 2016 thì lại là nỗi thất vọng tràn trề. Phần đồ hoạ 3D khiến ngoại hình các nhân vật trở nên kỳ lạ và khó hiểu, người xem cũng chẳng còn hơi sức mà tập trung thưởng thức cốt truyện.
2. Sword Art Online
Sword Art Online hay Dự án Công nghệ là một ví dụ điển hình cho việc lãng phí phần đồ hoạ tuyệt đỉnh vào một cốt truyện buồn chán. Nội dung phim xoay quanh một trò chơi thực tế ảo được phát triển ở tương lai năm 2022. Chiếc mũ thực tế ảo có thể tác động vào các giác quan của người sử dụng thông qua não bộ của họ, người chơi từ đó trải nghiệm và điều khiển nhân vật ảo trong game bằng suy nghĩ. Nhân vật chính Kirito sẽ chiến thắng tất cả mọi trận đấu dù có bất cứ khó khăn gì xảy ra trong mỗi tập phim.
3. Musashi Gundoh
Sự thất bại của các bộ anime thường đến từ một trong hai lý do chính, nội dung hoặc hình ảnh, nhưng Musashi Gundoh lại là trường hợp xấu số tới mức mắc phải cả hai lỗi cơ bản này. Đồ hoạ của phim được đánh giá là khá non nớt, sơ sài trong khi cốt truyện lại hời hợt và thiếu kết nối. Nhân vật chính của phim là một samurai mang súng, phiêu lưu qua thời kỳ phong kiến Nhật Bản để tiêu diệt quái vật. Thậm chí, nhà sản xuất của phim đã phải gửi lời xin lỗi sau khi nhận quá nhiều phản hồi tiêu cực từ khán giả và giới chuyên môn.
4. Zaizen Jotaro
Ngay từ cái tên dài dòng Đặc vụ điều tra tội phạm chính phủ Zaizen Jotaro, bộ anime này đã đem đến một điềm báo chẳng lành. Bộ phim xoay quanh nhiệm vụ điều tra các vụ tham nhũng chính phủ của James Bond xứ Nhật. Với chất lượng đồ hoạ kém, những pha hành động không chất lượng và tình huống trinh thám tẻ nhạt, Zaizen Jotaro đã trở thành nỗi thất vọng của làng anime.
5. Wounded Man
Kể cả khi có chi phí đầu tư thấp, một số anime vẫn có thể "vươn lên trước số phận" và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người xem, nhưng rất tiếc đó không phải là trường hợp của Wounded Man. Người xem còn cho rằng 5 tập phim là quá dài cho series thảm hoạ này. Nhân vật chính của bộ phim là một anh chàng bị biến đổi gen mang tên Baraki, và thậm chí anh chàng còn sử dụng "vũ lực" với nữ chính ngay từ mở đầu phim.
6. Superior Defender Gundam Force
Thương hiệu Gundam đã lựa chọn cách ăn mừng cho sinh nhật lần thứ 25 bằng một bộ anime. Người hâm mộ của Gundam hi vọng bao nhiêu thì lại phải thất vọng bấy nhiêu bởi một bộ hoạt hình 3D không thể xấu xí hơn và nhắm đến đối tượng khán giả trẻ em. Đây là một bước đi ngớ ngẩn khi Gundam vốn được biết đến với nội dung xoay quanh chiến tranh, xung đột chủng tộc và không gian khoa học viễn tưởng hết sức trưởng thành.
7. Mars Of Destruction
Phát triển cùng một đề tài với siêu phẩm Neon Genesis Evangelion, Mars Of Destruction luôn bị coi là một phiên bản "hàng lỗi". Với cốt truyện điển hình theo kiểu nhân vật chính có quá khứ rắc rối và buộc phải đứng lên bảo vệ Trái Đất khỏi người ngoài hành tinh, Mars of Destruction đã khiến người xem choáng váng với thiết kế nhân vật mỏng như tờ giấy, cử động cứng nhắc, chất lượng âm thanh kém, cộng thêm lối kể chuyện vội vàng khó hiểu.
8. Generation Of Chaos
Sản xuất anime từ trò chơi điện tử không phải là chuyện gì xa lạ, thậm chí nhiều bộ phim còn trở nên nổi tiếng hơn cả bản game của mình. Tuy nhiên, Generation Of Chaos lại rơi vào trường hợp của một "đàn em" tội lỗi. Khán giả chỉ được thưởng thức duy nhất một tập mở màn, giới thiệu một chút về nhân vật và bối cảnh của game với chất lượng đồ họa kém mà thôi.