1. Portal
Ban đầu, Portal được phát hành theo dạng một sản phẩm kèm trong gói The Orange Box, nhưng nó hay đến độ trở thành một hiện tượng với cộng đồng game thủ. Sự hài hước, gameplay độc đáo và những màn giải đố sáng tạo là một số dấu ấn khiến Portal trở thành một cái tên không thể quên, còn GLaDOS đã trở thành một trong những nhân vật điển hình nổi tiếng của ngành game.
Theo đó, cảnh kết thúc là việc nhân vật chính Chell tiêu diệt GLaDOS, cả căn phòng bị xé toạc, và Chell tỉnh dậy khi đang nằm bên ngoài Enrichment Center của Aperture Science. Đây được coi là một cái kết ổn, dù vẫn còn nhiều fan hâm mộ tranh luận về vấn đề này. Bên cạnh đó, Valve cũng ám chỉ GLaDOS vẫn còn sống qua bản nhạc cuối game "Still Alive".
Nhưng sau đó khoảng 2 năm rưỡi, tức năm 2010, thì Valve lại cập nhật Portal với một đoạn kết mở rộng, cho thấy Chell bị lôi đi bởi một con rôbốt, và Portal 2 được thông báo vài ngày sau đó. Tóm lại, không cần thiết phải chơi bản 1 vẫn chơi được bản 2 sau đó. Thêm nữa, Portal 2 là một tựa game xuất sắc và nhận rất nhiều lời khen của giới chuyên môn và fan hâm mộ.
2. Tomb Raider: The Last Revelation
Khi được phát triển, Tomb Raider: The Last Revelation được quảng bá là phần cuối vì nhà phát triển chưa từng có ý định tiếp tục. Do đó, The Last Revelation được định hình là tăm tối và có cái kết không được tốt đẹp cho lắm. Chính sự thay đổi này đã làm cho game được đánh giá cao và nhận được rất nhiều lời khen.
Kết quả là, nhà phát triển Eidos quyết định làm tiếp phần Tomb Raider Chronicles ra mắt vào 1 năm sau đó. Mặc dù Chronicles là phần tiền truyện, nó lại có đoạn kết thúc cho thấy Lara vẫn còn sống, trước khi phần tiếp theo là The Angel of Darkness ra mắt với bối cảnh sau phần The Last Revelation, đem Lara trở lại với game thủ.
Trớ trêu thay, cả 2 tựa game ra mắt sau đó đều bị chê thậm tệ và doanh số cũng chả khá khẩm gì mấy. Kết quả là Tomb Raider được trao tay Crystal Dynamics, trong khi studio sản xuất là Core Design thì phải đóng cửa.
3. Max Payne 2
Max Payne là một trong những tựa game bắn súng được rất nhiều người chơi yêu thích vào những năm 2000, còn hậu bản Max Payne 2 là một trong những phần tiếp nối hay nhất t từng được sản xuất, với cái kết là Max Payne xả đạn tiêu diệt tất cả những ai dám đối đầu với anh ta, và người yêu Mona Sax cũng chịu cảnh hy sinh giữa làn lửa đạn.
Trong phần kết thúc của Max Payne 2, game thủ đã được thấy cái kết dù đớn đau, nhưng trọn vẹn dành cho anh - cách anh chấp nhận, đối mặt với quá khứ và vượt qua nỗi đau ấy. Thậm chí, cả nhà sản của tựa game này là Sam Lake cũng cho rằng đây là cái kết trọn vẹn nhất rồi.
Ấy thế mà, Rockstar Games vẫn quyết định hồi sinh series này với phần 3, khi Max Payne trở thành mọt gạ nghiện rượu đang sống ở Sao Paulo, Brazil. Không còn mang chất noir nhưng trước đây, Max Payne 3 phải nói là một tựa game khác biệt hoàn toàn. Tuy nhiên, nó chẳng có chút nào giống với các phiên bản trước đó cả.