Lý giải khoa học: Vì sao Sao Hỏa lại có màu đỏ?

Tên gọi sao Hỏa là do sắc màu đặc biệt trên bề mặt của hành tinh này. Nhưng sắc đỏ ấy đến từ đâu.

Sao Hỏa không tự nhiên mà nhận được cái tên này. Người ta gọi nó là sao Hỏa, là bởi bề mặt hành tinh này có một màu đỏ rực.

Lý giải khoa học: Vì sao Sao Hỏa lại có màu đỏ? - Ảnh 1.

Nhưng màu đỏ ấy được sinh ra từ đâu?

Khi kim loại gặp oxy trong không khí hoặc nước, oxit kim loại sẽ được hình thành. Một ví dụ tiêu biểu cho phản ứng hóa học này là quá trình gỉ - bề mặt kim loại có một lớp đỏ gồ ghề gây cản trở quá trình hoạt động của máy móc.

Đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra màu đỏ cho, sao Hỏa do bề mặt của hành tinh này được bao phủ bởi tầng phong hóa, gồm có sắt oxit có màu giống như lớp gỉ sắt mà chúng ta thường thấy trên Trái đất.

Lý giải khoa học: Vì sao Sao Hỏa lại có màu đỏ? - Ảnh 2.

Những cơn bão mang lớp bụi đỏ này bay vào khí quyển khiến cho bằng mắt thường ta có thể thấy hành tinh này có màu đỏ rực. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là sắt và oxy trên sao Hỏa đến từ đâu?

Sự ra đời của sắt và oxy trên sao Hỏa

Một hành tinh được tạo thành bởi năng lượng nhiệt từ phản ứng tổng hợp hạt nhân của nguyên tử hydro trong lõi của nó. Trải qua một loạt các quá trình tổng hợp, sắt được sinh ra ở bước cuối cùng và trở thành một phần của hành tinh đó.

Năng lượng liên tục được tạo thành trong ngôi sao để chống lại lực hấp dẫn. Khi không có đủ năng lượng, ngôi sao sẽ chết đi và nổ tung, để lại vật chất của nó ở khắp nơi trên vũ trụ.

Lý giải khoa học: Vì sao Sao Hỏa lại có màu đỏ? - Ảnh 3.

Hệ mặt trời của chúng ta được tạo thành chính từ tàn tích của một ngôi sao đã chết. Các phần tử sắt trong không gian kết hợp với nhau tạo thành lõi của 4 hành tinh đất đá - gồm sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và Trái đất. Đây đều là những hành tinh có trọng lượng riêng cao và chứa nhiều sắt cũng như kim loại nặng.

Trong khi Trái đất của chúng ta đủ lớn để nén sắt vào trong lõi, thì sao Hỏa lại không thể làm điều này. Sắt ở đây tồn tại không chỉ tại lõi mà còn ở những tầng trên của hành tinh này.

Khác với sắt, nguồn gốc của oxy trên sao Hỏa vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Có người cho rằng khí hậu khắc nghiệt ở đây tạo ra những trận mưa giông dữ dội. Các phân tử oxy được giải phóng từ những cơn mưa này sau đó tác động vào bề mặt sắt tạo nên oxit sắt có màu đỏ.

Lý giải khoa học: Vì sao Sao Hỏa lại có màu đỏ? - Ảnh 4.

Một giả thuyết khác cho rằng oxy trên sao Hỏa được tạo ra do tác động lâu dài của ánh sáng mặt trời trong hàng tỉ năm đã phá vỡ những phân tử có chứa oxy, ví dụ như carbon dioxide.

Điều thú vị là theo các nhà khoa học, trước khi oxy được hình thành, sao Hỏa không hề có màu đỏ mà có khả năng mang một màu gần giống với xanh than, do tác động của lượng sắt cao.

Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh vì vậy màu sắc nguyên thủy của hành tinh này vẫn còn là một bí ẩn.