Từ nhiều ngày trước, một số netizen đã nhắc lại lùm xùm của ekip thực hiện Sử Hộ Vương trong chương trình Shark Tank năm 2019 trên nhiều group lẫn hội nhóm game và tìm hiểu lịch sử.
Sử Hộ Vương – Game lịch sử nổi tiếng một thời
Game thẻ bài Sử Hộ Vương được khởi động từ năm 2018 với hai Founder chính là Phạm Vĩnh Lộc và Hồ Phương Thảo. Thời gian đầu phát triển ý tưởng, game được quảng cáo là lấy cảm hứng từ các nhân vật lịch sử có thật của Việt Nam.
Với mục đích giúp lan truyền cảm hứng lịch sử cho người trẻ Việt, game đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ người chơi broadgame và những người yêu thích lịch sử. Ở thời điểm vừa ra đời, game đã nhanh chóng bắt kịp với cơn sốt card game rất thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thế nhưng trái với kỳ vọng từ người chơi lẫn của chính đội ngũ sáng tạo, ngay từ khi công bố tạo hình của một số nhân vật, game đã vướng phải tranh cãi và nghi án ‘xuyên tạc’ lịch sử. Thậm chí, tranh cãi còn gay gắt hơn nữa khi hai Founder Vĩnh Lộc và Phương Thảo tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ mùa 3.
Và trở thành con ghẻ của netizen Việt sau drama đầy sóng gió ở Shark Tank
Dù đã có màn thuyết trình ấn tượng nhằm thể hiện tâm huyết với lịch sử nước nhà cũng như tham vọng đổi mới cách tiếp cận lịch sử và được Shark Nguyễn Thành Việt ủng hộ, đi kèm với đó là những con số lợi nhuận đầy ấn tượng. Tuy nhiên, đề nghị gọi vốn 1 tỷ đồng đầu tư của Sử Hộ Vương chẳng những không thuyết phục được các nhà đầu tư mà còn dấy lên tranh cãi từ các Shark cho đến mạng xã hội.
Mang Lịch Sử Việt Nam Vào Board Game, Sử Hộ Vương Khiến Cá Mập Đại Chiến | Thương Vụ Bạc Tỷ Tập 2
Mặc dù game lấy tên các nhân vật lịch sử như Hồ Xuân Hương, Lý Chiêu Hoàng, Quang Trung, Nguyễn Ánh,…và các truyền thuyết, tích cổ của Việt Nam, thế nhưng độ họa nhân vật lại sao chép hoàn toàn phong cách truyện tranh Nhật Bản. Các anh hùng người Việt bỗng có tóc trắng, tóc xanh, trang phục xẻ ngực khiêu gợi, người quấn vải hoặc thậm chí quá đà hơn là mặc Âu phục. Chính tạo hình xa lạ với bản dạng của người Việt này đã khiến nhiều người phản đối game.
Sử Hộ Vương tham Gia Red Bull Chinh phục ước mơ | Board game Garden
Một lý do khác khiến Sử Hộ Vương bị ghẻ lạnh thay vì hoan nghênh như lúc đầu là thái độ đối đáp có phần không phù hợp của Founder Phương Thảo với Shark Liên – nhà đầu tư đã lên tiếng phản đối game. Phương Thảo với câu hỏi ‘Có anh chị nào đã từng nhìn thấy Nguyễn Huệ thực sự không ạ?’ kèm lời tự bạch 5 điểm sử của mình đã để lại ấn tượng xấu cho game.
Ngoài những khuyết điểm về mặt tạo hình nhân vật, Sử Hộ Vương cũng khiến một bộ phận người yêu lịch sử Việt Nam phẫn nộ khi xây dựng những nội dung thiếu chính xác, fanservice quá đà như công khai ghép đôi các nhân vật như Nguyễn Ánh và Quang Trung, hay sử dụng các đoạn hướng dẫn sai ngữ pháp tiếng Việt trong app hỗ trợ người chơi.
Qúa nhiều drama và tranh cãi đi kèm với thái độ thiếu cầu thị từ Founder, có lẽ chính vì vậy mà cho đến tận bây giờ, sau 1 năm ròng rã game vẫn khiến netizen Việt không thể quên được.