Nhìn lại quá khứ 20 năm từ hào quang đến tàn lụi của Yahoo Messenger (phần cuối)

Sau hơn 20 năm gắn bó với thế hệ 8X và 9X, Yahoo Messenger cuối cùng đã chính thức đóng cửa sau 1 thời gian thành công nhưng cũng đầy gian truân thử thách.

Cuộc đối đầu với Facebook

Sớm nhận ra đây là một nguy cơ tiềm ẩn trong thời kì tiền khủng hoảng ở những năm 2010, Yahoo đã cố gắng thuyết phục rất nhiều cổ đông của Facebook bán lại họ cho Yahoo. Thế nhưng trước sự cứng rắn của Mark Zuckerberg, Facebook may mắn thoát khỏi thương vụ sát nhập và đạt được giá cổ phiếu rất cao khiến Yahoo không thể làm gì hơn. Với tài năng của Mark Zuckerberg cùng cộng sự, Facebook dần dần lan tỏa khắp nước Mỹ với những ý tưởng và thiết kế website được cho là phù hợp với giới trẻ và có nhiều tính năng ấn tượng hơn hẳng Yahoo Messenger. Trong khi đó, Yahoo chậm cập nhật các tính năng mới vì một phần nằm ở bộ máy già nua và thiếu sáng tạo, một phần nằm ở việc họ phải loay hoay với 2 mạng xã hội của riêng họ là Tumblr và Flicker. Điều này khiến họ thêm phần lơ là và hệ quả là tiếp tục tụt dốc hơn nữa.

Nhìn lại quá khứ 20 năm từ hào quang đến tàn lụi của Yahoo Messenger (phần cuối) - Ảnh 1.

Nhắc tới 2 mạng xã hội này là nhắc tiếp đến 2 thất bại nữa của Yahoo. Trước khi có facebook, Flickr là mạng xã hội chia sẽ hình ảnh gần như độc quyền của họ, thế nhưng cũng sớm ngã gục vì cách làm việc thiếu khoa học. Thiếu tương tác, thiếu sự kết nối cũng như việc xem Flickr chỉ là một trang web lưu trữ ảnh khiến nó nhanh chóng trở thành cục đá tảng trong mắt của Yahoo. Một thất bại khổng lồ sau khi đầu tư vào đó rất nhiều chi phí. Tumblr cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu đó. Sau cái chết của Yahoo 360, nhằm tìm kiếm thị phần trên thị trường mạng xã hội, Yahoo đã chi tiền mua hăn Mạng Xã Hội Tumblr vào năm 2013. Ngay lập tức, Yahoo đã biến mạng xã hội này trở thành một ám ảnh không hề nhỏ với khi liên tục chạy quảng cáo cũng như việc thay đổi thiết kế không hiểu được ý thích của người dùng khiến đại đa số họ phật ý. Dù rất cố gắng để thay đổi, rốt cục Tumblr cũng đạp nốt vào vết xe đổ của Flickr và “chìm nghỉm”

Nhìn lại quá khứ 20 năm từ hào quang đến tàn lụi của Yahoo Messenger (phần cuối) - Ảnh 2.

Tại thị trường Việt Nam, kể từ khi có facebook và messenger, đi cùng với sự phát triển của điện thoại, họ đã nắm bắt và tung ra các phiên bản trên IOS và Android và gần như đánh bật nhiều mạng xã hội của quốc gia để trở thành mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu. Còn Yahoo, họ tiếp tục chứng tỏ sự trì trệ của mình khi chậm thay đổi và nắm bắt xu hướng của người dùng. Ngày mà ứng dụng Yahoo đặt chân lên các nên tảng điện thoại là 2016, thời điểm mà dù có cố gắng rất rất nhiều đi chăng nữa, họ vẫn sẽ thất bại khi lúc này Messenger của Facebook gần như chạy trước Yahoo cả gần thập kỉ. Người dùng Việt Nam đa phần đánh giá rất cao tính tiện dụng, bảo mật cũng như giao diện dễ gần của Facebook, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người còn sử dụng Yahoo Messenger. Thế nhưng, vì không nhận được nhiều sự cải thiện về chất lượng người dùng cũng như thiếu tính khoa học trong việc liên kết giữa các tài khoản, và nhiều vấn đề khác khiến Yahoo Messenger mất hẳn đi sự thân thiện với người dùng. Và rốt cục ứng dụng tin nhắn một thời cũng chính thức đóng cửa kể từ ngày 17 tháng 7.

Hiện Tại Và Tương Lai Của Yahoo

“Bán, bán và bán” là những gì mà Yahoo đã và đang làm với những đứa con cưng của mình nhằm tìm “đường sống” giữa thời điểm hoạn nạn nhất. Thế nhưng sự xuống cấp trầm trọng khiến Yahoo phải “quên mình bán thân” cho các công ti Verizon chờ định đoạt số phận. THậm chí giá bán thân của Yahoo cho Verizon vào năm 2017 chỉ có 4.5, một cái giá thấp kỉ lục so với 44 tỷ của Microsoft 8 năm về trước Và trong một cuộc cải tổ gần đây, tất cả các mảng của Yahoo đều sẽ bị thôi hoạt động, dẫn đến việc Messenger chính thức ngừng hoạt động. Do vậy trong tương lai, Yahoo cũng chính thức biến mất khỏi bản đồ công nghệ khi chẳng còn ai có niềm tin về sự trỗi dậy của nó.

Nhìn lại quá khứ 20 năm từ hào quang đến tàn lụi của Yahoo Messenger (phần cuối) - Ảnh 3.

Hiện tại, Yahoo Messenger đã chấp dứt hoạt động của mình, tuy nhiên người dùng vẫn có thể tải xuống lịch sử nhắn tin của mình và coi như đó là món quà của tuổi thanh xuân dành cho phần mềm tin nhắn này. Sự sụp đổ của Yahoo cũng chính là bài học cho rất nhiều các hãng công nghệ khác khi muốn tồn lại thì phải biết tiến lên và không ngừng thay đổi hơn nữa.