Hiệu quả, cơ động và linh hoạt là những ưu điểm hàng đầu của các mẫu súng chống tăng hiện đại. Với súng chống tăng, nhất là súng chống tăng cá nhân, một người lính chiến đấu đơn độc cũng có thể đánh bại một cỗ xe tăng trị giá hàng chục triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại, ngày càng có nhiều mẫu súng chống tăng ra đời. Dưới đây là những loại súng chống tăng được các chuyên gia quân sự đánh giá cao trong vài năm trở lại đây.
RGP-7: Súng phóng lựu chống tăng vác vai với độ chính xác cao
Từ năm 1961, súng RPG-7 vác vai đã được đưa vào biên chế của quân đội Liên Xô và được dùng nhiều trong các cuộc xung đột với độc chính xác cao.
Với nhiều loại đạn dược được trang bị từ cỡ 40 – 105mm, súng RPG-7 có thể làm tốt nhiệm vụ chống tăng và sát thương bộ binh trong khoảng cách 330m. Theo thống kê, kể từ khi ra đời đến này, RPG-7 xuất hiện trong hầu hết các cuộc chiến tranh hiện đại. Thậm chí, trong cuộc chiến tại Iraq, một nửa thiệt hại của quân đội Mỹ là do RPG-7. Kể cả khi sử dụng phiên bản cũ nhất, PRG-7 vẫn đủ sức phá hủy vỏ giáp của xe bọc thép Hummer.
SRAW – Vũ khí chống tăng chính xác nhất
SRAW được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng tầm ngắn thay thế cho tổ hợp tên lửa FGM-148 Javelin. Năm 2002, Thủy quân lực chiến Mỹ đã sử dụng FGM-172 SRAW và tổ hợp tên lửa này đã chứng minh khả năng bắn rất chính xác với phương thức "bắn và quên". Biến thể của SRAW được trang bị đầu đạn chống tăng Predator có khả năng xuyên giáp 600mm giáp thép.
Để sử dụng SRAW, xạ thủ chỉ cần ngắm bắn cũng như khóa mục tiêu và nhấn nút khai hỏa trong 2-3 giây. Xạ thủ có thể cơ động ngay để tránh bị phản pháo. Đặc biệt, SRAW còn có chế độ tấn công đột nóc (tấn công bán cầu phái trên phương tiện thiết giáp, đây cũng là nơi bọc giáp yếu nhất) để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu.
Carl Gustaf – Súng chống tăng lâu đời nhất
Súng chống tăng vác vai Carl Gustaf cỡ 84mm có lịch sử lâu đời nhất. Năm 1948, súng được quân đội Thụy Điển sử dụng. Hiện nay, các biến thể của Carl Gustaf có mặt trong danh sách trang bị quân đội của hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Khuyến điểm đáng kể nhất của Carl Gustaf có lẽ là ở cân nặng. Hai biến thể của súng nặng 14 – 16,5 kg. Đến năm 2014, khi phiên bản nâng cấp thứ 4 được giới thiêu, khuyến điểm này mới được giải quyết khi người ta sử dụng sợi carbon và hợp kim titanium để chế tạo. Phiên bản mới nhất của súng chỉ còn nặng khoảng 7 kg.
RPG-30 – Vũ khí chống tăng có khả năng xuyên phá mạnh nhất
RPG-30 Kryuk là biến thể nâng cấp của súng phóng lựu đạn chống tăng RPG-29 Vampir. Súng được thiết kế đặc biệt với 2 cơ cấu phóng đạn trên một giá phóng. RPG-30 có khả năng xuyên phá 700mm RHA được gia cố giáp phản ứng nổ và tầm bắn khoảng 200m.
Với khả năng bắn xuyên phá này, các chuyên gia quân sự đánh giá không có một loại xe tăng hoặc phương tiện chiến đấu hạng nặng nào sống sót được nếu bị RPG-30 tấn công. Điều này có thể thấy rõ khi RPG-29, với thiết kế tương đồng với RPG-30 đã hạ được hàng loạt dòng xe tăng kiên cố bậc nhất như M1 Abrams, Challenger-2 và Merkava MK4.