Việc đạo nhái ý tưởng luôn là vấn đề gây tranh cãi và nhức nhối nhiều nhất từ trước đến nay. Và vấn nạn này không chỉ xảy ra ở trong âm nhạc mà ngay đến cả trong phim ảnh, anime hay thậm chí là manga thì chuyện bị đạo nhái xảy ra rất thường xuyên, có khi còn trắng trợn hơn cả đạo nhạc.
Manhwa đạo nhái manga
Danh sách đầu tiên hôm nay được nhắc tới chính là bộ manga đình đám một thời, được người Việt yêu thích nhất – Nữ Hoàng Ai Cập. Đây là bộ manga khi nhắc tới thì lứa tuổi trung niên hiện nay không ai là không biết, với cốt truyện khá là thú vị nhưng càng về sau lại càng nhạt bởi độ hiền từ tới nỗi trở nên “ngu ngốc” của nữ chính Carol khiến fan bộ truyện này cảm thấy tức tối mà dần rời xa Nữ Hoàng Ai Cập.
Mới đây, Trung Quốc đã tung ra một bộ manhwa mang tên Sủng Phi Của Pharaoh, với nét vẽ đẹp hơn, trang phục lung linh hơn và nội dung ngôn tình hơn đã thu hút rất nhiều người xem. Tuy nhiên, bộ manhwa này lại có cốt truyện na ná với bộ manga Nữ Hoàng Ai Cập của Nhật Bản. Không những thế, về mặt hình ảnh, tạo hình nhân vật lẫn trang sức trong truyện cũng đã bị các fan bộ xuyên không lên tiếng chỉ trích rằng Sủng Phi đã đạo nhái hình ảnh của Nữ Hoàng bên Nhật.
Ngay sau khi nhận hàng loạt chỉ trích trên mạng, nữ họa sĩ Misha (người minh họa cho bộ Sủng Phi Pharaoh) đã dõng dạc sản xuất thêm nhiều app book, ấn phẩm mang theo và thu về nhiều lợi nhuận không hề nhỏ. Dù là hàng “đạo nhái” nhưng không thể không nói Sủng Phi Pharaoh rất được ưa chuộng bởi giới trẻ hiện nay, thậm chí họ còn đổ lỗi cho Nữ Hoàng Ai Cập là đạo nhái Sủng Phi trong khi bộ manga này đã ra đời từ những năm thập niên 70, còn Sủng Phi Pharaoh chỉ mới ra đời sau năm 2000.
Phim Trung Quốc đạo nhái manga
Không chỉ dừng ở việc truyện tranh Trung Quốc đạo nhái manga Nhật, mà tới Phim truyền hình của Trung cũng mạnh dạng đạo nhái trắng trợn từ manga. Vào năm 2016, ngay sau khi bộ phim Truyền Thuyết Nữ Oa bị cư dân mạng tố là đạo nhái từ bộ manga nổi tiếng Inuyasha của Nhật, thì bộ Sơn Hải Kinh lại tố bộ manga ra đời trước nó cả chục năm là “đồ ăn cắp”.
Phim Sơn Hải Kinh bị cư dân mạng chỉ trích đạo nhái từ bộ manga Quyển Sách Kì Bách do nội dung lẫn cốt truyện của 2 bộ giống nhau tới 99% khác mỗi tên nhân vật và tên bộ tộc cũng như tên đất nước và tên phim. Chính vì sự giống nhau cực độ này mà khi ra mắt họp báo phim, đã có phóng viên hỏi về vấn đề này. Thế nhưng thay vì nhận lỗi hay là ngạc nhiên mà nói “chỉ là sự trùng hợp” thì diễn viên Trương Hàn – thủ vai chính trong phim đã đanh thép nói rằng, bên Nhật tham khảo nội dung danh tác kinh điển Trung Quốc chứ không phải bên họ tham khảo bên ấy.
Câu nói này đã gây nhức nhối đối với fan của Quyển Sách Kì Bí cũng như tác giả của bộ manga này là Yuu Watase. Yuu đã chính thức lên tiếng thừa nhận, cô có tham khảo về truyền thuyết tứ thần và nhị thập bát tú, nhưng tình tiết truyện, cốt truyện, các nhân vật hay mối quan hệ của họ là sản phẩm từ nỗ lực và chất xám của bản thân mình cùng với biên tập nhà xuất bản cực khổ nghĩ ra chứ không lấy từ ai.
Trong khí đó, Sơn Hải Kinh từ cốt truyện tới các nhân vật cùng với mối quan hệ của họ lại giống y đúc không khác gì với bộ Quyển Sách Kì Bí trong khi bộ manga này ra đời trước Sơn Hải Kinh cả chục năm. Hành động đã ăn cắp mà còn quay ngược lại chỉ trích hàng real đã vượt quá sự chịu đựng của bất kỳ nhà sáng tạo nào cũng như fan của họ.
Vấn nạn đạo nhái của Hàn đối với manga Nhật
Vào thời điểm những năm 70 – 80, những họa sĩ Hàn bấy giờ không định hình được phong cách của bản thân, nên họ lợi dụng luật bản quyền còn yếu kém mà đã “đạo nhái trắng trợn” những bộ manga Nhật. Họ đạo từ nội dung lẫn hình ảnh, chỉ thay đổi tên nhân vật và trang phục từ bộ kimono thành những bộ handbook.
Tội nghiệp nhất vẫn là tác phẩm Mặt Nạ Thủy Tinh, bị những họa sĩ bên Hàn chỉnh sửa tới nỗi “nát bấy”, từ kiểu tóc, thay quần áo tới tạo hình, không có gì mà bộ manga đình đám này chưa trải qua. Thậm chí có người lấy luôn Mặt Nạ Thủy Tinh để viết tiểu thuyết và đổi tên của các nhân vật hòng chiếm làm ý tưởng riêng của bản thân. Tới Nữ Hoàng Ai Cập cũng phải chịu chung số phận do quá hot trong thời buổi bấy giờ.
Chính vì bị Hàn Quốc đạo nhái một cách trắng trợn, vô tội vạ như vậy nên Nhật đã cấm cửa không bán bản quyền truyện qua cho Hàn, thậm chí sau này khi xã hội ổn định hơn nhưng nhà xuất bản Nữ Hoàng Ai Cập vẫn cạch mặt với anh bạn Hàn, có chết họ cũng không chịu bán sách cho đất nước ấy nữa. Nhưng vì Đài Loan được mua bản quyền Nữ Hoàng Ai Cập, nên Hàn đã chơi lách luật bằng cách mua chuyển nhượng từ bên đó.
Cũng may tới cuối thập niên 90, nhiều họa sĩ Hàn đã tự nhận ra hành động sai trái của mình và tự tạo được lối đi riêng cho bản thân, thoát khỏi cái bóng của manga Nhật và trở nên nổi tiếng cũng như đình đám không khác gì manga/anime Nhật.
Và nói tới đạo nhái thì không thể không nhắc tới “ông vua đạo nhái” của Hàn Quốc là Cho Jung Man và nhà xuất bản Daiwon. Cho Jung Man đã sao chép ý tưởng hình ảnh cũng như đạo nhái bối cảnh của nhiều manga đình đám. Các fan của những bộ manga bị sao chép đã lên án họa sĩ và yêu cầu lời giải thích từ ông. Sự đạo nhái này Jung Man đã bị đẩy lên một cách cao trào và bùng nổ khiến cho Daiwon phải tìm cách xóa sổ cũng như bưng bít những điều ấy.
Có thể bạn muốn xem thêm: A-1 Pictures và những tai tiếng trong việc bào sức nhân viên trong ngành công nghiệp anime
Trước búa rìu dư luận, nam họa sĩ đã phải thừa nhận hành động sai trái của mình và xin lỗi cũng như hứa sẽ sửa đổi. Ấy thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại đã 15 năm trôi qua, nhưng Choi Jung Man vẫn chứng nào tật đấy, “ngựa quen đường cũ” mà liên tục vay mượn ý tưởng từ các đồng nghiệp trên toàn thế giới. Mọi người càng chỉ trích thì truyện ông ấy lại càng bán được, thu về doanh số lớn khiến cho nhà xuất bản cũng tiếp tay cho hành động sai trái ấy.
Vấn nạn đạo nhái từ trước tới nay vẫn luôn gây nhức nhối trong dư luận, ấy thế mà nhiều người đã đạo nhái nhưng lại không biết sai còn đổ ngược lại cho hàng real là kẻ ăn cắp khiến cho nhiều khán giả trên toàn thế giới bức xúc thay cho chủ bản quyền. Hy vọng trong tương lai không xa, vấn nạn này sẽ được luật pháp nghiêm xử nặng tay hơn để bảo vệ lấy chất xám cho người sáng tác.