Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1929, khi một nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên phát hiện ra một số đồ tạo tác bằng đá và ngọc bích trong lúc đang sửa chữa trên một mương nước thải. Mặc dù phát hiện rất thú vị nhưng phải mất 60 năm sau cho đến khi thế giới chú ý đến nó: năm 1986, các nhà khảo cổ học và sử học mới nhận ra rằng khám phá này có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
Khi khai quật khu vực này, hai hố đầu tiên đã được phát hiện. Hai hố chứa 1.000 hiện vật với hàng trăm hiện vật bị vỡ và cháy đã được chôn cất. Địa điểm này vẫn đang được khai quật bởi các nhà khảo cổ học, địa chất học và sử học từ Đại học Tứ Xuyên, Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên, Đại học Bắc Kinh, cùng các trường đại học và viện bảo tàng khác.
Các tìm kiếm tiếp tục xuất hiện cho đến ngày nay. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022, sáu hố khác đã được phát hiện tại địa điểm Sanxingdui. Trong những cái hố này, nhà khảo cổ học đã tìm thấy đồ sứ bằng đồng được trang trí bằng các hình phóng đại, chạm khắc ngà voi, các mảnh lụa và các mảnh mặt nạ bằng vàng.
Các nhà khảo cổ tin rằng nền văn hóa Sanxingdui là một phần của vương quốc Shu cổ đại. Sanxingdui là một phần của thời đại đồ đồng Trung Quốc và dựa trên những phát hiện khảo cổ học trong khu vực, đây là một nền văn hóa rất phát triển và có thể tạo ra được những đồ vật với trình độ vô cùng tinh vi. Tuy nhiên, nó đã biến mất một cách bí ẩn vào khoảng năm 1.100 trước Công nguyên và những gì còn lại chỉ là các món đồ đồ tạo tác của nền văn minh này.
Phần lớn những gì được biết về nền văn minh Sanxingdui đến từ hai hố hiến tế được cho là đã được tạo ra trong quá trình tồn tại của nền văn minh này. Trong những hố này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 1.238 “đồ đồng”, đồ tạo tác bằng ngà voi, 543 đồ tạo tác bằng vàng và 565 đồ tạo tác bằng ngọc bích.
Những chiếc mặt nạ khổng lồ bằng đồng với đôi mắt lồi, đôi tai to và đôi môi mỏng đã được tìm thấy tại khu vực này, và những chiếc mặt nạ này không giống với bất kỳ chiếc mặt nạ nào khác được tìm thấy trong khu vực. Chúng có thể được tạo ra từ mô phỏng khuôn mặt của Cancong, người sáng lập vương quốc Shu, người được miêu tả trong "Chronicles of Huayang" (Hoa Dương quốc chí, từ thời nhà Tấn năm 266-420) là có đôi mắt lồi.
Cho tới nay, chúng ta vẫn không hề biết được những chiếc mặt nạ này được sử dụng như thế nào và mục đích cụ thể của chúng là gì? Tuy nhiên, có bằng chứng về những gì dường như là sự đốt cháy và phá vỡ các hiện vật trước khi chúng bị đưa vào bên trong hố. Điều này chỉ làm tăng thêm bí ẩn của Sanxingdui, mục đích đốt và phá hủy một số hiện vật này là gì thì vẫn chưa ai có thể lý giải được.
Phong cách nghệ thuật của các đồ tạo tác bằng đồng ở Sanxingdui cho thấy nền văn hóa này có trình độ kỹ thuật về luyện kim cao đến mức đáng kinh ngạc. Nó khác biệt và vượt xa so với trình độ kỹ thuật ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới vào thời điểm đó.
Những đồ vật tạo tác bằng đồng không chỉ được trang trí đẹp mắt và tinh xảo; kích thước của một số hiện vật còn tương đối lớn. Một số vật phẩm khổng lồ ngoài mặt nạ bao gồm một bàn thờ 1 mét mô tả một cảnh tượng được cho là “hiến tế” hay một tác phẩm điêu khắc bằng đồng đồ sộ khác được tìm thấy là một cây cao 2,4 mét, với những chiếc lá có hình dáng độc đáo.
Một trong nhiều món đồ đồng hấp dẫn được tìm thấy tại Sanxingdui là một tác phẩm điêu khắc cao 5ft (1,5m) được làm từ ba mảnh đúc riêng lẻ, sau đó hàn lại với nhau. Một phần của tác phẩm điêu khắc là một bình rượu cổ (lei) nằm trên một đế hình vuông. Một phần khác của tác phẩm điêu khắc mô tả một đầu người lộn ngược với đôi mắt lồi và cặp ngà lớn với cơ thể một con rắn. Phần trên là một bình đựng rượu cổ khác (zun), có dạng hình chiếc kèn với sắc tố màu xanh tươi. Việc bao gồm lei và zun chỉ dẫn đến nhiều câu hỏi hơn.
Zun là một vật phẩm quý hiếm ở vương quốc Shu nhưng lại phổ biến ở vùng Đồng bằng Trung tâm/ Trung Nguyên của Trung Quốc. Lei đã được liên kết với thời kỳ tiền Tây Chu gần sông Hoàng Hà.
Bí ẩn đằng sau địa điểm này là không có dấu tích con người hoặc hồ sơ bằng văn bản nào được tìm thấy liên quan đến Sanxingdui.
Một giả thuyết có thể giải thích điều gì đã xảy ra với Sanxingdui và lý do họ rời đi: địa điểm này có thể đã bị tàn phá bởi một trận động đất. Trận động đất có thể đã dẫn đến lở đất làm chặn dòng chảy của sông từ các ngọn núi và làm giảm hoặc cắt đứt nguồn nước của Sanxingdui.
Điều này có thể buộc Sanxingdui phải di dời. Có một số bằng chứng cho giả thuyết này: một ghi chép từ năm 1099 trước Công nguyên nói về một trận động đất cách địa điểm này khoảng 400 dặm, tại kinh thành của nhà Chu. Có khả năng Sanxingdui cũng cảm thấy trận động đất này. Bên cạnh đó, có bằng chứng từ hồ sơ địa chất ủng hộ ý tưởng rằng một trận động đất đã xảy ra ở vùng lân cận khoảng 3.000 năm trước.
Có một địa điểm khác cách Sanxingdui khoảng 30 dặm (48 km) trong một khu vực được gọi là Jinsha, nơi các hiện vật được phát hiện có một số điểm tương đồng với các hiện vật ở Sanxingdui. Các nhà khảo cổ cũng tin rằng trận động đất có thể đã buộc Sanxingdui phải chuyển đến Jinsha, nơi họ xây dựng lại xã hội của mình.
Trong tất cả các nguyên nhân gợi ý về sự biến mất của Sanxingdui đã được khám phá, thì động đất và di chuyển tới Jinsha có lẽ là những lời giải thích hợp lý nhất. Mặc dù ý tưởng tái định cư nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó vẫn không giải thích hoặc chỉ ra lý do tại sao mọi người lại vứt bỏ, đốt cháy và sau đó chôn đồ đạc của họ trong những chiếc hố đó. Nếu họ chuyển đến Jinsha, tại sao các đồ tạo tác tại đây không hoàn toàn giống với những đồ được tìm thấy ở Sanxingdui mà thay vào đó là chỉ có một vài điểm tương đồng?
Có lẽ nhiều bằng chứng sẽ được đưa ra ánh sáng khi các cuộc khai quật tiếp theo được hoàn thành. Cho đến lúc đó những sự thật về nền văn minh này vẫn được coi là bí ẩn đối với nhân loại hiện đại.
Tham khảo: Historicmysteries; Xinhua; Sina