Thanh kiếm Katana Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới với độ sắc bén, khả năng chiến đấu lẫn độ bền. Thế nhưng liệu những lời đồn đại về khả năng siêu việt của kiếm katana có phải là sự thật hay chỉ là những lầm tưởng "đắng lòng" mà phim ảnh giải trí tạo ra?
Kiếm katana – Không sắc bén đến mức siêu đẳng
Do ảnh hưởng từ nhiều truyền thuyết lẫn phim ảnh, nhiều người cho rằng katana có thể chém được mọi thứ, chém sắt như chém bùn. Đây là một ngộ nhận sai lầm, bởi dù katana rất sắc nhưng vũ khí này cũng không thể chém đứt được những miếng thép tấm lẫn giáp dày.
Samurai Challenge! Samurai Sword ( Katana ) Cutting Steel Pipe & Steel Plate -Zantetsuken-
Hiểu lầm về mức độ sắc bén của katana có lẽ bắt nguồn từ màn biểu diễn của bậc thầy kiếm đạo Isao Machi. Trong màn biểu diễn này, Isao Machi đã dùng katana để chém những thanh sắt và tấm thép. Tuy nhiên, người ta đã hoàn toàn quên mất rằng một màn biểu diễn sẽ khác với thực chiến ra sao.
Samurai qualifications
Các tấm thép và sắt mà Isao Machi sử dụng đều rất mỏng, đấy là điều không bao giờ xảy ra trong thực tế, khi thợ rèn chế tạo các loại áo giáp. Hơn thế nữa, các tấm thép của Isao Machi đều nằm yên một chỗ, bản thân bậc thầy kiếm thuật này có thể lựa chọn góc chém sao cho phát huy tối đa uy lực. Còn trên chiến trường, hẳn nhiên chẳng đối thủ nào chịu đứng im như vậy cả.
Vì thế có thể rút ra rằng katana thực sự chỉ sắc bén thôi, còn chém được mọi thứ hay không là phụ thuộc vào trình độ người dùng.
Độ bền cao và dễ sử dụng
Để rèn được một thanh katana đòi hỏi các thợ rèn Nhật Bản phải thực hiện nhiều nghi thức nghiêm ngặt. Sự thận trọng này khiến nhiều người tin rằng đây là lý do biến katana trở thành thanh kiếm có độ bền cao nhất thế giới.
Guy breaks the samurai sword - katana
Thế nhưng thực tế thì quặng sắt thép của người Nhật có chất lượng cực kỳ tệ do lẫn nhiều tạp chất. Chính vì sử dụng loại quặng thép này mà người thợ rèn phải gập thanh thép nhiều lần trong suốt quá trình rèn để loại bỏ tạp chất. Tuy nhiên, quá trình trui rèn kỹ càng này lại kéo theo cả việc làm mất bớt cả carbon – nguyên tố quan trong nhất trong chất thép.
Chính vì chất thép tệ và lưỡi kiếm không được bền cho lắm mà các kiếm sĩ Nhật Bản mới buộc phải chú trọng vào kỹ thuật vì chỉ cần đôi chút bất cẩn, lưỡi kiếm của họ cũng có thể bị cong vênh, thậm chí là mẻ, gãy.
Biểu tượng của chiến tranh Nhật Bản
Dù nổi tiếng là vũ khí quen thuộc của các võ sĩ đạo, thế nhưng katana không hề được sử dụng trong các cuộc chiến tranh. Lý do đơn giản là vào thời kỳ Chiến Quốc nổi tiếng, katana vẫn chưa xuất hiện. Ở thời này những người lính vẫn được trang bị giáo mác, gọi là yari và kiếm tachi chứ không phải katana.
Thời Chiến Quốc diễn ra từ năm 1478 đến năm 1605, trong khi Katana chỉ bắt đầu được sử dụng nhiều từ thời Edo trở đi (sau năm 1603). Đến Thế chiến thứ 2, Nhật một lần nữa trạng bị kiếm cho binh lính, thế nhưng đó không phải là katana mà lại là thanh gunto.