Herakles được biết đến nhiều với 12 kỳ công cũng như cuộc đời đầy khổ cực khi liên tục bị nữ thần Hera hãm hại đến mức hóa điên và tự sát hại vợ con mình. Điều này khiến không ít người cho rằng Hera giống như kẻ thù của Herakles. Chính vì vậy mà bộ phim Hercules sản xuất năm 1997 của hãng Walt Disney đã làm số đông khán giả cảm thấy như bị dối lừa khi xây dựng hình tượng Hera và Hercules là cặp mẹ con tình thương tình mến. Họ cho rằng Disney đã tẩy trắng cho Hera, thế nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Disney không hề tẩy trắng cho Hera và cũng không bịa đặt ra câu chuyện Hera sinh hạ Hercules. Các nhà làm phim chỉ đơn giản là lựa chọn một phiên bản chuyện kể khác, nhân văn và đậm tính gia đình hơn cho phù hợp với khán giả thiếu nhi mà thôi.
Để giải thích cho chi tiết gây tranh cãi trong Hercules (1997) cần nhắc lại câu chuyện về cái chết của người anh hùng Herakles trong thần thoại Hy Lạp:
Vào thời khắc cuối cùng trong cuộc đời anh hùng của Herakles, chàng nếm trải cái chết đau đớn nhất có thể tưởng tượng ra, đỉnh điểm là bị thiêu chết. Ra đi kiểu này giống như thử thách sau cùng đối với hệ thần kinh, theo những chuẩn mực anh hùng của người Hy Lạp cổ. Đây là cách nó diễn ra. Herakles trúng độc chí tử khi da chàng tiếp xúc với tinh dịch của một tên nhân mã đang hấp hối. Người vợ bị ghẻ lạnh của Herakles, Deianeira, giữ chất độc này trong một cái lọ thủy tinh, và bôi nó lên quần áo lót khiton mà nàng gửi cho Herakles nhằm cố gắng lấy lòng chàng; người anh hùng đã hỏi lấy một chiếc áo choàng và quần áo lót khiton để có thể làm lễ tế cho thần Zeus sau khi bắt được Iole, một cô gái trẻ mà chàng có ý định cưới làm vợ. Herakles lấy quần áo cho lễ tế và mặc khiton. Cái chết ập đến.
Khi làn da của Herakles chạm vào thuốc độc được bôi lên quần áo lót, chất độc nhanh chóng thấm vào người và chàng bắt đầu buốc cháy dữ dội từ bên trong. Đau đớn dày vò, và Herakles biết rằng chàng đang chết dần. Chàng thu xếp để người dân Trachis dựng cho mình một dàn thiêu hỏa táng trên đỉnh núi Oeta, và sau đó trèo lên trên dàn thiêu. Chàng khát khao thoát được giải thoát khỏi nỗi khốn khổ của mình, sẵn lòng chết và bị ngọn lửa trên giàn hỏa táng nuốt trọn; chàng ra lệnh cho người bạn Philoktetes của mình hãy châm lửa.
Vào đúng khoảnh khắc chết chóc đau đớn đó, tia chớp chói lòa từ cha chàng, thần Zeus, đánh vào chàng. Thế rồi chàng ngồi dậy trong đống lửa, lửa cháy ngùn ngụt. Sau đó, những người có mặt trong tang lễ đều không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của Herakles, thậm chí là xương cốt. Họ đi về nhà nhà ở Trachis, nhưng Menoitios, cha của Patroklos, người sau này sẽ lập ra một giáo phái thờ Herakles tại Opous, và người dân thành Thebe cũng có một giáo phái thờ anh hùng tương tự. Tuy nhiên, những người khác, đặc biệt là người Athen, lại thờ Herakles không phải với tư cách một vị anh hùng mà là một vị thần.
Sau khi Herakles qua đời, đã có rất nhiều giáo phái thờ cúng vị anh hùng này xuất hiện. Một số thờ cúng anh ta như người hùng, và một số khác thờ cúng anh ta như một vị thần, bất chấp việc cho đến phút cuối đời, Herakles vẫn chỉ là á thần. Phong tục thờ cúng Herakles như một vị thần được cho là bắt nguồn từ phiên bản chuyện kể của sử gia Diodorus xứ Sicily (một sử gia Hy lạp sống vào khoảng thế kỷ 1 TCN). Ông bổ sung thêm vào chương cuối trong cuộc đời Herakles như sau:
Vào thời khắc Herakles qua đời, chàng tỉnh lại và nhận ra mình đang ở đỉnh Olympus, cùng với các vị thần. Chàng nhận ra mình đã trở nên bất tử. Thế rồi chàng được theoi (các thần) trên đỉnh Olympus công nhận là một trong số họ (apotheosis – theo cách gọi trong tiếng Hy Lạp). Hera giờ đây đã chuyển từ mẹ kế của Herakles thành mẹ đẻ của chàng. Hera đi vào giường và kéo Herakles lại gần người mình; thế rồi qua lớp quần áo, nàng đẩy Herakles ngã xuống đất, tái hiện lại [mimesis] sự chào đời thuần túy’.
Có nghĩa là trong phiên bản chuyện của Diodorus xứ Sicily, Herakles đã thực sự được nữ thần Hera sinh hạ một lần nữa. Và ở lần tái sinh này, Herakles mang trọn vẹn dòng máu thần thánh, được gia nhập vào hàng ngũ các vị thần. Được Hera sinh ra có nghĩa là sự tái sinh của người anh hùng, sự tái sinh để trở thành bất tử. Cái tên Herakles nghe có vẻ thật phi logic, bởi cả cuộc đời Herakles đã chịu đựng sự bức hại của Hera, vậy mà cuối cùng anh ta lại trở thành vinh quang của Hera. Thế nhưng, khi nhìn lại toàn bộ câu chuyện, thì Hera quả thực đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời Herakles. Nếu không có sự bức hại của Hera, Herakles sẽ không bao giờ lập lên được các kỳ công cũng như đạt được trạng thái bất tử của thần thánh. Như vậy cũng không có gì khó hiểu nếu nói rằng kỳ công của Herakles phụ thuộc vào Hera.
Về câu chuyện Hera cho Herakles bú. Ngoài phiên bản kể rằng Zeus đã lén bế Herakles đến bú trộm, thì còn có một phiên bản khác kể rằng Hera tình cờ gặp được một đứa bé bị bỏ rơi, nàng rất thích đứa bé và đã cho nó bú sữa từ bầu ngực của mình, thế nhưng nó lại cắn nàng. Đứa bé này chính là Herakles. Và câu chuyện, vẫn do Diodorus xứ Sicily ghi chép lại.