Yêu quái Nhật Bản vốn không chỉ là những tạo vật tự nhiên, mà số đông những loài đó đều có nguồn gốc vô cùng gần gũi với con người. Đôi khi, chúng còn có thể là những sinh vật rất bình thường bị dân gian phóng đại thành hình tượng yêu quái. Nhưng chúng không hẳn chỉ toàn những sinh vật tàn ác, mà có thể chúng đa số toàn là... những sinh vật tấu hài nữa.
Một trong những loài youkai nổi tiếng nhất, cùng với Kitsune (Yêu Hồ) và Kappa, những bức tượng Tanuki béo tròn và sung túc là cảnh tượng thường thấy trên khắp Nhật Bản. Loài vật nguyên gốc của Tanuki có vẻ ngoài trông có vẻ giống gấu mèo nhưng thực ra là "lửng chó", 1 loài thú thuộc họ Chó. Từng là 1 loài vật thường thấy trên đồng ruộng và trong rừng của Nhật Bản, nơi cư trú của nó đã bị thu hẹp đáng kể vì sự mở rộng đô thị và nạn ô nhiễm. Tuy vậy, Tanuki vẫn là 1 trong những nhân vật dân gian tồn tại lâu dài và được yêu thích nhất Nhật Bản.
Tanuki rất nổi tiếng, không chỉ xuất hiện trong những phương tiện dân gian mà còn trong phim ảnh hay trò chơi.
Là 1 loài yêu quái khá phổ biến, Tanuki cơ trú ở khắp nơi, từ rừng, núi đến nơi thành thị. Đặc điểm của chúng trông khá dễ nhận dạng so với 1 con lửng chó bình thường, đó là đi bằng 2 chân sau, cao từ 50 đến 60 cm, nặng khoảng 10 kg, khuôn mặt giống gấu mèo, đội nón rơm, cái bụng to tròn, thi hoảng sẽ cầm theo 1 chai rượu sake. Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Lá chắn bi Tanuki.
Không chỉ có kích thước khổng lồ đến mức thường thõng xuống mặt đất hay sàn nhà, mà cặp "bi" này còn cực kỳ linh hoạt, có thể... co giãn và... di động. Chúng chính là công cụ đắc lực trong kho mánh khóe biến hình của Tanuki. Tanuki có thể dùng "bi" của nó làm... áo mưa tạm thời hay thành những công cụ như trống, vũ khí, thậm chí còn có thể cải trang thành các sinh vật hay yêu quái khác.
Đừng để sự trong sáng trong bạn đánh lừa bạn. Cái dù mà chúng đang dùng thực chất chính là... 2 hòn bi đấy.
Một số ghi chép còn khẳng định rằng chúng có thể giãn thành dạng tấm rộng khoảng 8 chiếc chiếu Tatami (là loại nệm/chiếu cói được dùng để lát mặt sàn nhà truyền thống của Nhật Bản) - tức là có thể giãn tận 12 mét vuông. Quả thực, đây đúng là 1 chiếc của quý đáng nể, thậm chí còn có hẳn 1 bài đồng dao nổi tiếng nói về cặp bi này như sau:
Tan Tan Tanuki
no kintama wa
Kaze mo nai no ni,
Bura Bura
Tạm dịch:
Bi của Tanuki
Cho dù không có gió
Vẫn lắc lư lắc lư
6 chiếc chiếu Tatami đã to thế này, mà tận 8 chiếc thì có hơi...
Trong nghệ thuật điêu khắc, cặp bi của Tanuki nổi tiếng tới mức mà gần như tượng Tanuki đều gắn với hình ảnh 2 hòn bi khôi hài này. Đây là nét đặc trưng của chúng, trong khi mấy thứ này lúc nào cũng bị bỏ quên trong nghệ thuật điêu khắc đương thời (còn châu Âu thì không bàn tới) thì 2 hòn bi của Tanuki sẽ được phóng to hết mức có thể, miễn là chạm đất. Trông thì có vẻ tục tĩu, nhưng chúng lại là thứ tạo nên cảm hứng khôi hài và thổi phồng trong sự miêu tả của các họa sĩ.
Cái gì có thể thiếu chứ bi thì không được thiếu.
(Còn tiếp)