Hay khi bạn lên đại học và gặp khó với “hình học topo” ứng dụng khá rộng rãi. Bạn sẽ không phải lo lắng với điều đó khi hiện tại và trong tương lai, công nghệ AR hay còn gọi là thực tế ảo tăng cường sẽ ứng dụng sâu hơn nữa vào lĩnh vực giáo dục.
công nghệ tương tác ảo
AR Là Gì
AR là viết tắt của cụm Augmented Reality - thực tế ảo tăng cường, là một kĩ thuật dùng để khuếch trương thế giới ảo và tăng tính tương tác vào thế giới thực hơn. So với VR là chỉ tạo ra một thế giới ảo cách biệt với thế giới thực và sự tương tác cũng kém, thì thực tế ảo tăng cương sử dụng thế giới thực để ứng dụng mạnh mẽ thế giới ảo, kết hợp giữa tương tác vật lý của thế giới thực và các tương tác trong thế giới ảo. Giá trị lớn nhất của nó là chuyển thế giới số đi vào nhận thức của con người trong một không gian hiện thực, giúp mỗi trải nghiệm của con người gia tăng thêm tính cảm tính và cho phép con người dường như cảm nhận được một sự vật diên ra trước mắt họ là thật cùng với tốc độ phản ứng rất cao. Hiện tại AR đang được ứng dụng rất mạnh trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, giao thông ,… và trong tương lai sẽ trở thành một xu thế và là cầu nối cho sự phát triển của MR – mixed reality – thực tế ảo hỗn hợp.
Chiếc ghế ảo được sắp xếp trong không gian thật
Ứng Dụng AR Trong Học Tập: Lợi Ích Nhưng Còn Nhiều Khó Khăn
Như đã nói ở trên, vì AR sử dụng thực tế ảo nhưng lại ứng dụng trên thực tế vật lý thật, nên cho phép một thế giới minh họa vô cùng trực quan và sinh động. Với sự tân tiến về xử lý phần cứng cũng như sự tối ưu hóa trong phần mềm, nhiều ứng dụng thực tế ảo đã được ra mắt trên các thiết bị thông dụng như smartphone và tablet giúp việc tiếp cận tới những công nghệ này trở nên gần hơn tới người dùng. Việc học hành nay sẽ trở nên dễ dàng hơn với sự có mặt của một chiết tablet nhỏ với cả tá những phần mềm hay đến từ rất nhiều quốc gia. Giờ đây những phân tử nước hay nguyên tử oxi đã có thể được minh họa bằng những thiết bị AR từ đơn giản đến chuyên nghiệp
Một phần mềm học hóa tiềm năng đang được phát triển
Để nâng cao hơn vị thế của thực tế ảo tăng cường, cũng như đáp ứng với nhiều môn học có sự phức tạp không nhỏ về mặt hình họa, phát họa ý tưởng, Microsoft cũng đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời Hololens Microsoft, chiếc kính râm AR trị giá gần 4000 đô. Với khả năng ứng dụng cao trong hầu hết các lĩnh vực từ học tập, thiết kế, giải trí đến những thứ không tưởng nhưng sẽ thành “lý tưởng” nếu được biểu diễn một cách trực quan trước mặt người xem.
Học địa lý thế giới bằng AR – nước Mỹ ở đâu, sông Nile ở đâu – tại sao không?
Thế nhưng để cung cấp cho con em tương lai một công nghệ đột phá như vậy cần lắm ở thế hệ chúng ta một đội ngũ với rất nhiều nhân viên về mản IT và Phần Cứng. Để tạo ra một phần mềm AR, coding cũng như tối ưu hóa nó với phần cứng của các thiết bị như kính AR và bộ máy xử lý chưa bao giờ là một điều dễ dàng đối với tất cả các lập trình viên AR. Thêm vào đó bản thân phần cứng cũng là một trong số những vấn đề đau đầu khi hiện tại chiếc kính của Microsoft thì quá đắt, trong khi thiết kế AR trên smartphone và tablet rất rẻ, những phần cứng của nó đôi lúc không đáp ứng đủ yêu cầu phần mềm. Điều này khiến nhiều sản phẩm AR không thực hiện được trên các smartphone và tablet bình dân, và cũng giảm sức ảnh hưởng và trải nghiệm của con trẻ với công nghệ này. Một điều nữa mà công nghệ AR trong những ứng dụng học tập chính là cơ sở dữ liệu. Nếu con bạn ham mê tìm hiểu về khủng long, thì không thiếu những ứng dụng như vậy, thế nhưng ứng dụng có hiệu suất cao, cơ sở dữ liệu dồi dào, chính xác cùng với mô tả khả kiến về một loài khủng long khi chúng sống và hóa thách hiện tại của chúng có lẽ vẫn còn thiếu rất nhiều. Bởi bạn biết đấy, cần biết bao nhiêu đội ngũ từ thiết kế đế kiến thức để có thể tạo nên những ứng dụng đó ?
AR trong tương lai sẽ chiếm lĩnh và trở thành một công cụ không thể thay thế trong việc giáo dục con trẻ trong việc truyện đạt kiến thức một cách trực quan và sinh động. Tương lai đó sẽ không còn xa và tất cả nằm trong tay của chúng ta mà thôi.