Với nội dung đặc sắc, dàn diễn viên đầy thực lực, sự tỉ mỉ trong cách bố trí hình ảnh, âm thanh, Parasite (Kí Sinh Trùng) nhận được sự công nhận từ đông đảo khán giả và giới chuyên môn với hàng loạt giải thưởng danh giá, trong đó bao gồm cả 4 tượng vàng Oscar 2020. Thế nhưng mới đây, trái với những lời khen ngợi ấy, một tác giả trên trang báo uy tín The Guadians của Anh đã chia sẻ những suy nghĩ riêng của mình về bộ phim, mà theo ông, đã không thực sự phản ánh chính xác hiện thực cuộc sống xã hội Hàn Quốc.
Dù vô cùng hoàn hảo nhưng Parasite vẫn có một phần không đúng với thực tế.
1. Cuộc sống của những con người tận đáy xã hội có vẻ dễ thở hơn đời thực
Tự giới thiệu bản thân từng là một gia sư dạy kèm tiếng Anh cho con của một gia đình giàu có giống như đạo diễn Bong Joon Ho hay nhân vật Kim Ki Woo (Choi Woo Sik) trong Parasite, tác giả bày tỏ rằng mình hiểu rất rõ những trải nghiệm của các thành viên trong gia đình nhà nghèo. Thế nhưng cũng vì vậy, ông nhận ra tác phẩm có không ít tình tiết phi thực tế. "Parasite chỉ thật sự hay khi bạn coi mà chẳng biết gì về cuộc sống ở Hàn Quốc". Bởi đầu tiên, phải kể đến hoàn cảnh bế tắc của gia đình nhà Kim, khi họ hoàn toàn thất nghiệp, không có kế hoạch cho cuộc sống và chi trả mọi thứ chỉ bằng tiền công gấp hộp pizza. Có thể thấy, người dân ở Hàn Quốc có mức sống khá cao với chi phí sinh hoạt ngất ngưởng, nếu gia đình nhà ngèo thật sự sống ở hiện thực với tình trạng đó, chắc chắn họ đã chết đói từ lâu rồi.
Ở Hàn Quốc, chẳng gia đình nào có thể sống sót nếu chỉ lấy tiền từ việc gấp hộp pizza.
2. Kiếm việc làm với chiếc bằng cấp giả thật đơn giản
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người Hàn cũng nằm trong top đầu thế giới với gần 70% dân số đều tốt nghiệp cấp 3 dẫn đến tình trạng xin việc ở đất nước này vô cùng khó khăn, kể cả khi bạn đã tốt nghiệp đại học. Nếu như ở Parasite, Ki Woo và Ki Jung (Park So Dam) có thể làm giả bằng để rồi may mắn đột nhập được vào một gia đình giàu có đầy ngây thơ thì ở ngoài đời, người cùng cảnh ngộ chỉ có thể làm việc ở công xưởng hay trở thành người giúp việc.
Anh em nhà Kim đáng ra chẳng thể có một cơ may nào như trong phim được.
3. Người nghèo gây ra cái ác trong khi chủ nghĩa tư bản lại được châm biếm một cách khá nhẹ nhàng, hài hước
Không những vậy, trong bài viết của mình, tác giả cũng chỉ ra rằng đạo diễn Bong Joon Ho thật sự đã làm rất tốt trong việc đánh lừa khán giả, để họ nhận ra đâu mới thật sự là người xấu trong Parasite. Ban đầu, phim cố gắng hướng người xem đến một cái nhìn thiện cảm đối với gia đình nhà nghèo khi cho họ thể hiện những khía cạnh dễ thương, vui vẻ, gần gũi và hài hước của mình. Nhưng càng về sau, bản chất của mỗi nhân vật càng được bộc lộ. Ta thấy rằng các thành viên gia đình Kim đều không hề có kế hoạch cho cuộc sống của mình, họ chỉ biết bám víu lấy gia đình nhà giàu để có thể sống qua ngày để rồi cuối cùng giải quyết mọi mâu thuẫn bằng bạo lực. Thế nhưng chính cách che giấu và đánh lạc hướng này đã giúp cho người xem có một cái nhìn đồng cảm hơn cho tầng lớp thấp kém, không phải chỉ vì họ nghèo, mà là bởi cuộc sống đầy khắc nghiệt đang bị dồn ép đến đường cùng cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ban đầu nhà Kim được xây dựng vô cùng gần gũi, đáng yêu và hài hước.
Nhưng về bản chất, họ mới thật sự là những người gây nên cái ác trong phim.
Phải chăng, dụng ý thật sự của đạo diễn là cho người ta có cái nhìn đồng cảm hơn cho những người bị dồn vào đường cùng, phải "dẫm đạp" lên người khác để tồn tại.
Cũng từ đó, sự phê phán dành cho chủ nghĩa tư bản với tư duy vùi dập, buộc con người phải "đè đầu cưỡi cổ người khác" lại được đạo diễn Bong Joon Ho khơi lại một lần nữa. Nhưng khác với tác phẩm Snowpiercers (Chuyến Tàu Băng Giá) với cùng một chủ đề trước đó, Parasite đã thể hiện một cách khéo léo và châm biếm hơn, không trực tiếp phê phán bất cứ tầng lớp nào mà chỉ đẩy sâu ánh nhìn vào bản chất sự việc là khoảng cách tầng lớp giữa họ. Bởi theo đạo diễn Bong Joon Ho từng chia sẻ rằng, ông chưa từng muốn gửi gắm bất kì thông điệp nặng nề nào trong tác phẩm của mình mà chỉ cố gắng phản ánh một cách chân thực xã hội Hàn Quốc theo một cách hài hước và hấp dẫn nhất.
Bộ phim là một lời phê phán đầy châm biếm dành cho chủ nghĩa tư bản, thứ tạo ra khoảng cách giàu nghèo dẫn đến bi kịch con người.
Thăm dò ý kiến
Bạn có nghĩ quan điểm này chính xác?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.