Thị trường phim Việt từ trước tới nay vẫn luôn hoan nghênh các cá nhân và tập thể có mong muốn đem lên màn ảnh những câu chuyện lịch sử đáng nhớ của dân tộc. Tuy nhiên, dù xét về mặt kịch bản hay khâu kĩ thuật quay dựng, vẫn chưa thực sự có một bộ phim nào có đủ điều kiện để trở thành áng phim cổ trang tiêu biểu của nước nhà. Một trong số những điều khiến người xem thất vọng nhiều nhất ở các bộ phim đó chính là sự cẩu thả hoặc sáng tạo quá đà ngay từ những khâu lựa chọn, thiết kế trang phục.
1. Quỳnh Hoa Nhất Dạ - Dã sử không có nghĩa là được sáng tạo quá đà
Lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật trong lịch sử về Thái hậu Dương Vân Nga, phim điện ảnh dã sử (khai thác câu chuyện lịch sử, có thêm thắt tình tiết hư cấu) Quỳnh Hoa Nhất Dạ hứa hẹn sẽ đem đến một siêu phẩm cổ trang cho màn ảnh Việt trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên khi vừa mới chỉ nhá hàng những hình ảnh đầu tiên, chính dự án được mong chờ này lại là ngọn nguồn gây ra những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội khi nữ chính Thanh Hằng diện bộ trang phục được cho là có hơi hướng cung đình Mãn Thanh ở phía hậu trường.
Quỳnh Hoa Nhất Dạ đang là tâm điểm bàn tán của khán giả yêu phim Việt trong thời gian vừa qua
Trang phục của nữ chính được cho là mang hơi hướng cổ phục triều Mãn Thanh từ màu sắc đến kiểu dáng, họa tiết
Khi nhìn vào tạo hình nhân vật, sẽ không khó để nhận ra rằng nữ chính Thanh Hằng đang diện một trang phục mang đậm phong cách thời Mãn Thanh từ màu sắc đến kiểu dáng, họa tiết, nhìn khá xa lạ so với cổ phục chốn cung đình Việt. Với đại đa số khán giả, việc đem lên màn ảnh một câu chuyện lịch sử là điều đáng được hoan nghênh, nhưng để vị Thái hậu nổi tiếng ở triều Đinh - Tiền Lê của Việt Nam mặc trang phục mang đậm phong cách Mãn Thanh vẫn là điều khó hiểu.
Mặc dù chỉ là phim dã sử nhưng với mong muốn khắc họa một nhân vật có thật trong lịch sử của Việt Nam, khán giả và cộng đồng cổ phong đang chờ đợi ekip Quỳnh Hoa Nhất Dạ khi tung thêm các bộ trang phục tiếp theo sẽ lí giải ý tưởng sáng tạo cổ phục ra sao, có sai khác sử liệu nữa không
2. Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long - Tận dụng luôn cả phục trang Trung Quốc và cái kết đau lòng
Trước Quỳnh Hoa Nhất Dạ, màn ảnh Việt không thiếu những dự án cổ trang bị phản đối kịch liệt vì cổ phục sai sử. Một trong số đó phải kể đến bộ phim Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long. Trang phục phim tuy hoành tráng, đẹp mắt nhưng không khác gì cổ phục Trung Quốc và hoàn toàn không đề cao được màu sắc thuần Việt.
Người xem nhầm lẫn giữa Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long với nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc vì sự tương đồng gần như hoàn toàn về trang phục, phong thái nhân vật
Thái Tổ Lý Công Uẩn: Đường Tới Thành Thăng Long là dự án phim được đầu tư hàng trăm tỷ để phát sóng kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, từ việc mang quá nhiều màu sắc Trung Quốc trong bối cảnh, y phục cho đến những bất ổn từ nội dung nên bộ phim đã không được lên sóng. Để tiết kiệm chi phí, ekip dự án đã thuê lại phim trường và một phần trang phục của Trung Quốc nên dẫn đến sự cố đáng buồn này.
Bộ phim về vị vua anh minh của Việt Nam gây thất vọng nặng nề đối với khán giả về mọi mặt
3. Mỹ Nhân
Được sản xuất theo "đơn đặt hàng" của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, bộ phim cổ trang Việt Nam mang tên Mỹ Nhân có lợi thế rất lớn trong khâu kiểm duyệt trang phục. Tuy nhiên, đó cũng chính là lý do lớn nhất dẫn đến việc phim vừa ra mắt đã bị ném đá bởi những lỗi sai cơ bản trong thiết kế cổ phục và tạo hình nhân vật. Điều khiến khán giả bức xúc nhất nằm ở việc ekip làm phim sử dụng y phục cẩu thả, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử.
Tạo hình nhân vật trong Mỹ Nhân được cho là không có tính đặc trưng cho bất kì thời đại nào của Việt Nam
Điểm cẩu thả nhất trong sáng tạo trang phục của Mỹ Nhân chính là việc nhà thiết kế in hình Vua Sư Tử (trong hoạt hình phương Tây) lên áo quan, hoạ tiết thuỷ ba ống tay cũng hoàn toàn sai lệch với lịch sử thời Lê. Nhiều khán giả gay gắt cho rằng việc sử dụng trang phục cẩu thả cho nhân vật lịch sử có thật là một hành động sỉ nhục văn hoá nước nhà.
Một vài chi tiết khó hiểu, không liên quan trong trang phục của các nhân vật
Ngoài scandal nội bộ cũng như sự thất bại trong kịch bản, Anh Chàng Vượt Thời Gian còn có một điểm không thể mê nổi nằm ở khâu thiết kế trang phục. Trong tiền lệ phim cổ trang Việt chưa từng có một bộ phim nào mà trang phục nhân vật lại có thể màu mè, bóng lộn và được may đo cẩu thả đến thế. Quả thật, thảm họa trong tạo hình nhân vật đã khiến bộ phim này giống như một vở tuồng khó coi, kém thiện cảm trong mắt khán giả.
Anh Chàng Vượt Thời Gian được ví như "một vở tuồng khó coi"
Đỉnh cao của thảm họa trang phục trong Chàng Trai Vượt Thời Gian là khi chúng được kết hợp với lối trang điểm màu mè, sến rện của các diễn viên. Sự kết hợp "đi vào lòng đất" này đã khiến bộ phim hoàn toàn mất điểm trong lòng khán giả.
Đối với nhiều diễn viên, tạo hình của họ trong Chàng Trai Vượt Thời Gian thực sự là một kí ức... đáng quên
Ngay ở thời điểm Bí Mật Trường Sanh Cung còn chưa lên sóng, nhiều khán giả của dòng phim cung đấu đã lên án gay gắt về việc tạo hình và nội dung phim không khác gì Diên Hi Công Lược hay Hậu Cung Như Ý Truyệncủa Trung Quốc. Đã vậy, bộ phim còn mạnh dạn quảng cáo là "sát sử" khi bê nguyên tên của một cung điện thời nhà Nguyễn là Trường Sanh Cung làm tên cho tác phẩm. Cho đến khi phát sóng, Bí Mật Trường Sanh Cung càng chứng tỏ với khán giả về danh hiệu "siêu phẩm đạo nhái" của mình.
Một trong những phân cảnh tiêu biểu thể hiện trình độ đạo nhái của Bí Mật Trường Sanh Cung so với phim cung đấu Trung Quốc
Mặc dù đạo nhái gần như 100% Diên Hi Công Lược hay Như Ý Truyện về cả ý tưởng lẫn sản xuất nhưng Bí Mật Trường Sanh Cung vẫn phải nhận về lượt xem thấp thảm hại. Đó là cái kết không thể nào "ê mặt" hơn cho một dự án phim lấy cảm hứng "quá tay" từ những siêu phẩm cổ trang nước ngoài.
Không có lấy một phân cảnh của Bí Mật Trường Sanh Cung mang màu sắc thuần Việt
Ảnh: Tổng hợp