Đã rất nhiều lần, Disney hớp hồn người hâm mộ với những tác phẩm, câu chuyện cổ tích của mình được phóng tác từ lịch sử thế giới. Tuy nhiên, không phải lần nào các biên kịch, nhà làm phim của Disney cũng trung thành với các sự kiện lịch sử. Nhiều chi tiết bị biến tấu - hay thậm chí là "xuyên tạc", "râu ông nọ cắm cằm bà kia" để mang tới một tác phẩm có nhiều tình tiết đắt giá nhất có thể. Một số chi tiết có thể coi là vô hại, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm sai lệch về lịch sử trong phim Disney khiến khán giả bức xúc.
1. Lịch sử trong Mulan bị thay đổi toán loạn, khán giả Trung gọi là "nồi lẩu" cũng đúng!
Bộ phim hoạt hình Mulan mang về thành công rực rỡ cho Disney khi khai thác nữ anh hùng Trung Hoa giả trai thay cha tòng quân. Tuy nhiên, tác phẩm này lại chứa rất nhiều điểm sai lệch về lịch sử.
Câu chuyện về nữ chiến binh Mộc Lan được cho là xảy ra vào năm 420 - 589 sau Công nguyên. Tuy nhiên, Disney cũng chẳng quan tâm lắm tới điều này. Vạn Lý Trường Thành xuất hiện trong phim thực chất phải tới thế kỷ thứ 14 sau Công nguyên mới được xây dựng.
Trong một phân cảnh khi Mộc Lan viết chữ lên tay, cô nàng lại sử dụng tiếng Trung giản thể - thứ chữ viết phải tới những năm 1950 mới được phát minh.
Pháo hoa trong phim cũng là một chi tiết sai lịch sử. Thực tế, phải tới khoảng thế kỷ 18 thì pháo hoa mới được phát minh.
2. Tháp Eiffel đáng lẽ không được xuất hiện trong Beauty and the Beast, đây có phải phim "xuyên không" đâu?
Câu chuyện về Người đẹp và Quái thú của Disney được phán đoán là diễn ra vào khoảng những năm 1700 tại Pháp. Nhiều bằng chứng trong phim cũng khẳng định đây là thời điểm bối cảnh của phim. Tuy nhiên, tháp Eiffel lại xuất hiện trong phân đoạn ca khúc Be Our Guest. Thực tế, tháp Eiffel phải tới 1887 mới được khởi công xây dựng.
3. Câu chuyện về công chúa Tiana xảy ra vào thời điểm nạn phân biệt chủng tộc vô cùng nặng nề và kinh khủng, vậy mà chẳng thấy phim đả động!
Tiana mở nhà hàng đã khó, mở nhà hàng cho cả người da trắng lẫn da đen trong thời kỳ này còn khó hơn!
Bối cảnh của bộ phim Công Chúa Và Chàng Ếch (The Princess and the Frog) diễn ra tại New Orleans, Mỹ vào thời điểm vấn nạn phân biệt chủng tộc còn vô cùng nghiêm trọng. Luật Jim Crow được áp dụng và người da trắng - da đen sẽ phải sử dụng các dịch vụ, cơ sở khác nhau. Chính vì thế, câu chuyện trong mơ của nàng Tiana thật sự phi thực tế.
Việc Disney loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong một bộ phim có nhân vật nữ là người da đen cũng kéo theo nhiều tranh cãi. Nhiều khán giả bức xúc vì phim đã kể lại sai lịch sử, đồng thời "tẩy trắng quá đà" cho người da trắng.
4. Anh hùng Hercules không phải là con trai của nữ thần Hera
Mặc dù Hercules là nhân vật thần thoại thay vì nhân vật lịch sử, tuy nhiên câu chuyện về các thần thoại Hy Lạp giờ đây cũng được coi là nguồn tư liệu lịch sử quý hiếm, vô cùng quan trọng. Trong phim của Disney, Hera hiện lên như một người mẹ hiền từ, ấm áp của Hercules. Đây là chi tiết sai lệch và hoàn toàn trái ngược với những gì được ghi chép.
Thực tế, Hera được cho là rất căm ghét, khinh thường Hercules. Mẹ của anh chàng cũng chỉ là một người phụ nữ phàm trần tên là Alcmene.
5. Nếu Pocahontas và chàng John Smith có tình cảm với nhau, thì chuyện tình này sẽ bị gọi là "ấu dâm"!
Nàng Pocahontas có thật trong lịch sử chỉ mới 10 - 12 tuổi khi gặp John Smith. Chính vì thế, giữa họ hoàn toàn không nảy sinh bất kì tình cảm đôi lứa, lãng mạn nào. Mối tình ngọt ngào và được yêu thích của Disney trong bộ phim Pocahontas thực chất là một màn "xuyên tạc lịch sử" điển hình của hãng phim này, khiến nhiều nhà nghiên cứu lịch sử phản đối mạnh mẽ.
Nguồn ảnh: Disney