1. Các khoảnh khắc "hớ hênh"
Quan niệm về giới tính ở Châu Âu và Châu Á là rất khác nhau, các tác giả thường được tự do sáng tác trong manga nhiều hơn là anime. Bởi một khi đã được chiếu trên màn ảnh nhỏ, bộ phim sẽ được rất nhiều khán giả nhí theo dõi. Chẳng ai muốn chúng vô tình nhìn thấy các khoảnh khắc "nude" của nhân vật cả.
Cảnh mà Goku khám phá giới tính thật của Bulma trong manga là một trong những khoảnh khắc khá đáng nhớ. Chỉ trừ một số quốc gia như Việt Nam còn lại thì hầu hết các nước khác vẫn giữ nguyên lúc xuất bản. Trong anime, các họa sĩ đã phải tức tốc thay đổi góc nhìn và sử dụng các biện pháp che chắn hợp lý để tránh "tai họa".
2. Các chi tiết bạo lực
Tương tự như trên, bạo lực cũng là yếu tố không thể trình chiếu. Với phong cách đánh đấm từ đầu chí cuối, việc xuất hiện các đòn thế nguy hiểm và đôi khi tàn nhẫn là chuyện không hiếm. Trong manga, chúng được vẽ rất thật, đôi khi còn khiến người đọc phải rùng mình.
Điển hình như ở màn xuất hiện của Android 20, hắn đã rút cạn sinh mệnh của một ông lão rồi bẻ gãy cổ ông ta như cành cây vậy. Tất nhiên, khi đưa lên anime, nó đã được cắt bỏ và thay thế bằng tình tiết khác… bớt "ghê răng" hơn.
3. Tiến độ phát hành
Các fan cuồng rất dễ nhận ra rằng tiến độ cốt truyện của manga nhanh hơn hẳn so với anime. Có một thuật ngữ khi làm phim hoạt hình dài tập là "filler" (tạm hiểu là các khoảng trống). Chúng là các câu chuyện ngoài lề về từng nhân vật nhỏ lẻ và không có (hoặc có rất ít) liên hệ tới cốt truyện chính.
Mục đích của filler hiểu đơn giản là "câu giờ". Phần lớn fan thường rất ghét những tập anime này vì cái mà họ mong chờ là các tình tiết diễn ra ngay sau đó chứ không phải việc nhảy sang một khung truyện hoàn toàn khác biệt.
4. Super Saiyan Goku mạnh hơn Frieza?
Như đã đề cập ở trên, trận đấu giữa Goku và Frieza cũng bị "chậm" đi khá nhiều. Và trong anime, một số thay đổi đã được đưa ra để không nhận gạch đá từ khán giả.
Nếu bạn đọc đã quên thì trong manga, khi lên được Super Saiyan, Goku tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với Frieza. Trận đấu nghiêng hẳn về một bên và nhân vật chính của chúng ta đã "bán hành" cho kẻ địch kha khá.
5. Những ngón tay… thừa
Ở anime, việc gắn nhầm các ngón tay thừa cho các nhân vật tới từ ngoài Trái Đất là khá thường xuyên. Như nhân vật Piccolo chẳng hạn. Lúc đầu hắn chỉ có 4 ngón tay mà thôi. Chẳng hiểu thế nào mà khi lên anime, Piccola lại có bàn tay như người bình thường.
Nhiều fan đã nhận ra và thông báo cho Toei để họ sửa lại. "Đắng lòng" là sau đó, sự việc lại tiếp tục diễn ra với trường hợp của Buu và Cell. Có vẻ dụng ý của nhà đài là làm hình tượng các ác nhân "cute" hơn một chút chăng?
6. Trunks hóa Super Saiyan
Trong manga, ngay từ trước cái chết của Gohan, Trunks đã có thể đạt tới sức mạnh này. Thế nhưng, ở anime, khi quỳ bên cạnh xác của người bạn thân, Trunks đã chìm ngập trong cuồng nộ. Chính lúc này, cậu ta đã bắt đầu chuyển hóa thành Super Saiyan. Đây được coi là một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất của series này.
Sự thay đổi trong anime làm cho câu chuyện thêm phần bi kịch hơn rất nhiều. Nó tạo động lực cho sự biến hóa của Trunks.
7. It’s over… 9000?!
Câu nói nổi tiếng của Vegeta khi đo lường sức mạnh của Goku đã trở thành đề tài để các fan chế ảnh trên khắp thế giới. Trong manga, con số này chỉ là 8000 mà thôi.
Khi dựng tạo hình ở phân đoạn này, đội ngũ lập trình đã hơi lỡ tay làm khuôn miệng của Vegeta có dáng vẻ phát âm giống với số 9000 hơn là 8000. Vì vậy, họ đã ngay lập tức thay đổi cả phần lồng tiếng để phù hợp hơn khi phát sóng. Thành ra, không phải Goku được đánh giá cao hơn khi vào anime mà chỉ là do nhà đài bị nhầm nhọt tí thôi.