Trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách, bên cạnh các nhân vật chính: Tiểu Yến Tử, Tử Vy, Kim Tỏa... khán giả còn yêu mến một biểu tượng sắc đẹp là "Hàm Hương". Theo như chi tiết trong phim, công chúa Hàm Hương xứ Hồi Cương yêu tha thiết dũng sĩ Mông Đan nhưng không được vua cha chấp nhận. Để được sống bên nhau, đôi tình nhân đã 7 lần chạy trốn nhưng lần nào cũng bị bắt lại vì bị chính mùi hương kỳ lạ tỏa ra từ cơ thể nàng “tố cáo”.
Sau khi “chia uyên rẽ thúy”, vua xứ Hồi Cương đã dâng con gái cho vua Càn Long để tăng mối giao hảo. Hương Hàm bị ép trở thành phi tần nhà Thanh dù được vua Càn Long sủng ái, nhưng lúc nào cũng u sầu vì không thể quên mối tình với Mông Đan.
Tuy nhiên, hiện nay thân thế của Hàm Hương trong lịch sử Trung Hoa vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng nàng vốn là phi tử của thủ lĩnh người Hồi tên Đại Hòa Trắc Mộc. Năm 759, Càn Long cử đại quân đi đánh chiếm bộ tộc Hồi ở Tân Cương, vì nghe nói thủ lĩnh người Hồi có người vợ tên Hương Phi xinh đẹp vô cùng nên đã sai phó tướng Triệu Huệ phải bắt được nàng đem về kinh. Hương Phi kiên quyết không khuất phục trước vua Càn Long nên nhân một lần vua đi vắng, nàng đã được thái hậu ban cho một dải lụa trắng để tự kết liễu.
Vẻ đẹp ngọt ngào, trong veo như giọt sương mai đã "mê hoặc" khán giả xem truyền hình.
Bên cạnh đó, có người lại phỏng đoán Hàm Hương là Dung Phi – một trong số những người vợ yêu của Càn Long. Nàng sinh ra trong gia đình quý tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Tương truyền từ khi chào đời người nàng đã tỏa hương thơm ngát rất đặc biệt.
Ba bộ phim kinh điển đáng tự hào của xứ Trung như "Hoàn Châu cách cách", “Hậu cung Như Ý truyện” và “Diên Hi Công Lược” đều nhắc đến sự xuất hiện của nhân vật Hàm Hương. Đáng chú ý hơn là truyền thuyết về mùi hương toả ra từ khắp cơ thể của nàng công chúa làm quyến rũ lòng người và thu hút muôn loài bướm vây quanh.
Mùi hương trên cơ thể của nàng công chúa thu hút đàn bướm vây quanh.
Theo nguyên lý khoa học, bướm là loại động vật có cánh kiếm ăn bằng mật hoa, nhưng cũng có nhiều loại bướm bị thu hút bởi xác chết hoặc chất thải động vật. Đôi khi, mồ hôi, nước mắt rùa và cá sấu cũng trở thành "món ăn" yêu thích của loài bướm vì trong đó có chứa chất natri làm tăng khả năng sinh sản của loài này. Do đó, nếu hồ điệp đậu vào người thì hoàn toàn không phải vì chúng thích thú hay mê mẩn mùi hương hoa, mà thật ra chúng bị thu hút bởi mùi muối trong mồ hôi và máu.
Lý Thấm vào vai Dung phi trong "Như Ý truyện".
Mặt khác, mãi sau này, khi các nhà sử học phát hiện lăng mộ của Hàm Hương, thi thể bà đã bị phân tán khắp nơi. Sau khi họ mang thi thể đi kiểm tra cuối cùng cũng có được đáp án khá thuyết phục về “hương thơm tự nhiên” này. Trên thực tế, do xuất thân từ dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, nên công chúa đặc biệt thích dùng hương liệu. Thêm vào đó, Dung phi thích hoa táo, ngày nào cũng mang theo bên mình. Loài hoa này có mùi thơm đặc biệt và hiếm có của Trung Nguyên, nên mới bị hậu cung hiểu lầm là người bà tỏa ra hương thơm.
Chính vì mùi hương định mệnh đó mà nàng công chúa yêu tha thiết chàng dũng sĩ Mông Đan không được vua cha chấp thuận.
Ngoài ra, lịch sử cho rằng, vua xứ Hồi Cương đã dâng con gái cho Hoàng đế Càn Long để tăng mối giao hảo giữa hai nước. Trên suốt quãng đường tiến cung trên kiệu ngựa, Hàm Hương luôn được chăm sóc tắm rửa kỹ càng bằng sữa lạc đà để giữ mùi hương trên cơ thể.
Chân dung Hàm Hương trong lịch sử.
Với sắc đẹp, tài năng và mùi hương thu hút tỏa ra từ thân thể, Dung phi khiến cho vua Càn Long không thể rời mắt. Khi Hoàng hậu qua đời, nàng là người có địa vị cao nhất trong cung và được vua hết sức coi trọng và sủng ái. Năm 1788, Hàm Hương qua đời, hưởng thọ 55 tuổi.