Trong vũ trụ kiếm hiệp Kim Dung, bang phái có số lượng đệ tử và phạm vi hoạt động đáng gờm nhất phải kể đến Cái Bang.
Cái Bang là tên một bang phái giả tưởng xuất hiện trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc. Kim Dung chính là người có công đầu trong việc xây dựng hình tượng bang phái này. Theo tiểu thuyết, Cái Bang là một bang phái của ăn mày, nổi tiếng nghĩa khí, và được tôn danh hiệu “Thiên hạ đệ nhất bang“. Lưu truyền đến ngày nay, cụm từ “cái bang” cũng trở thành từ lóng để đề cập đến những người sống bằng nghề ăn xin.
Xuyên suốt các bộ tiểu thuyết của Kim Dung đều có các nhân vật liên quan đến Cái Bang. Ở thời kỳ đầu khi Kim Dung sáng tác, các đời bang chủ Cái Bang vẫn chưa có sự logic về thứ tự trùng khớp với sự kiện lịch sử. Về sau, để nối các bộ truyện lại thành một hệ thống vừa bám sát lịch sử vừa có tính liên kết, Kim Dung đã điều chỉnh một số chi tiết.
Từ đó mới hình thành Danh sách các đời bang chủ Cái Bang:
- Hồng Tứ Hải: người sáng lập Cái Bang và là bang chủ đầu tiên.
- Quách Nham: bang chủ đời thứ 2.
- Kim Lão Đại: bang chủ đời thứ 3. Ông được cho là người đã hoàn thiện đủ 36 chiêu Đả Cẩu Bổng pháp.
- Hàn Khổi: bang chủ đời thứ 4.
- Từ Hoa Tử: bang chủ đời thứ 6.
- Uông Kiếm Thông: bang chủ đời thứ 7, cũng chính là sư phụ của Kiều Phong. Năm xưa cùng 20 nhân sĩ võ lâm vì hiểu lầm mà giết chết phu thê Tiêu Viễn Sơn. Và sau này, bị chính Tiêu Viễn Sơn (cha ruột Tiêu Phong) giết chết để truy tìm manh mối về “đại ca cầm đầu” nhóm 20 người năm xưa.
- Tiêu Phong: bang chủ đời thứ 8; người được cho là bang chủ có võ công giỏi nhất lịch sử Cái Bang. Có công lớn trong việc xây dựng Cái Bang bước đến thời kỳ đỉnh cao.
- Du Thản Chi: bang chủ đời thứ 9 – bang chủ có thời gian nắm quyền ngắn nhất. Nhân vật này ôm mối huyết hải thâm thù với Tiêu Phong sau sự kiện Tụ Huyền Trang. Do vô tình học được một phần Dịch Cân Kinh nên hóa giải được Băng Tằm Độc và luyện được tấm thân bách độc bất xâm. Tuy nhiên, Du Thản Chỉ bị coi là tội đồ đáng khinh nhất của Cái Bang vì đã bái Tinh Túc Lão quái Đinh Xuân Thu làm sư phụ. Bang chủ Cái Bang đời thứ 7,8,9 đều xuất hiện trong Thiên Long Bát Bộ ứng với giai đoạn lịch sử chống quân Đại Liêu.
- Long Tại Thiên: bang chủ đời thứ 10.
- Hồng Kỳ (Tiễn Hạc Tinh): bang chủ đời thứ 17, là người tiền nhiệm của Hồng Thất Công, được đề cập sơ qua trong Anh Hùng Xạ Điêu. Từ đời bang chủ thứ 9 đến 17, Cái Bang suy yếu, mất dần vị thế trong giang hồ.
- Hồng Thất Công: bang chủ đời thứ 18, là sư phụ của Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Ông có công lớn trong việc vực dậy lực lượng Cái Bang và trở thành một phần của Thiên hạ ngũ nguyệt, bên cạnh Vương Trùng Dương, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Đoàn Chính Hưng. Hồng Thất Công cũng được đem ra so kèo với Tiêu Phong về thành tựu và công trạng đối với Cái Bang. Bộ Anh hùng xạ điêu ứng với giai đoạn lịch sử chống quân Đại Kim và quân Mông Cổ.
- Hoàng Dung: bang chủ đời thứ 19, nữ bang chủ đầu tiên – nữ chính bộ Anh Hùng Xạ Điêu, sánh đôi với Quách Tĩnh sang tới tận bộ Thần Điêu đại hiệp.
- Lỗ Hữu Cước: bang chủ đời thứ 20. Ông xuất hiện thoáng qua trong Anh Hùng Xạ Điêu với vai trò là trưởng lão Cái Bang. Khi Hoàng Dung mang thai, đã trao lại chức vụ cho Lỗ Hữu Cước. Ông võ công không cao, nhưng có tinh thần yêu nước sâu đậm, được nhiều người kính mến. Về sau ông bị Hoắc Đô dùng mưu giết hại.
- Gia Luật Tề: bang chủ đời thứ 21, con trai của một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc là Gia Luật Sở Tài. Gia Luật Tề từng theo bái sư Chu Bá Thông nhưng có bản tính nghiêm túc, đoan chính nên Chu Bá Thông yêu cầu không được gọi ông bằng sư phụ. Gia Luật Tề kết hôn với con gái cả của Quách Tĩnh – Hoàng Dung là Quách Phù nên sau khi bang chủ Cái Bang Lỗ Hữu Cước bị ám hại đã được sự hỗ trợ của nhạc phụ, nhạc mẫu và trở thành bang chủ đời kế tiếp, được Quách Tĩnh truyền dạy Hàng Long Thập Bát chưởng. Đây là đời bang chủ gần nhất được tiểu thuyết Thần Điêu đại hiệp nhắc đến.
- Ngư Độc Xướng: bang chủ đời thứ 22.
- Long Phi Vũ: bang chủ đời thứ 23.
- Sử Hỏa Long: bang chủ đời thứ 25, được nhắc đến trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long ký (tên khác: Cô gái Đồ Long). Ông bị Thành Côn lập mưu giết hại nhằm thâu tóm Cái Bang phục vụ cho Nhà Nguyên. Cái chết bất ngờ của Sử Hỏa Long đã đặt dấu chấm hết cho Hàng Long Thập Bát chưởng bởi chưa kịp truyền lại.
- Sử Hồng Thạch: bang chủ đời thứ 26, là con gái của Sử Hỏa Long. Sau khi chứng kiến cảnh cha mình bị giết hại, Sử Hỏa Long gặp nạn và được Dương cô nương (được cho là hậu nhân của Dương Quá – Tiểu Long Nữ) cứu giúp. Họ xuất hiện ở cảnh “xử lý Kim Mao Sư vương trên Thiếu Lâm Tự” trong Ỷ Thiên Đồ Long ký. Kể từ thời kỳ của Sử Hồng Thạch thì Cái Bang bắt đầu suy yếu.
- Giải Phong: bang chủ đời thứ 30.
- Trác Bất Phàm: bang chủ đời thứ 32.
- Hà Nhân Ngã: bang chủ đời thứ 36.
- Dịch Trọng Mậu: bang chủ đời thứ 37.
- Kim Thế Di: bang chủ đời thứ 38.
- Quách Chanh: bang chủ đời thứ 39.
- Hồ San San: bang chủ đời thứ 40.
- Phạm Hưng Hán: bang chủ đời thứ 42.
- Liễu Bắc Quy: bang chủ đời thứ 44.
- Tô Khất Nhi: bang chủ đời 45. Đây cũng là vị bang chủ cuối cùng của Cái Bang, không xuất hiện trong tiểu thuyết Kim Dung mà là sự tiếp nối của một biên kịch khác.