Cha đẻ Cowboy Bebop tỏ ra chán ghét với bản live action của Netflix

Có vẻ như cha đẻ thương hiệu Cowboy Bebop không mấy thiện cảm với bản live action của Netflix, thậm chí có thể nói là "ghét cay ghét đắng".

Theo chia sẻ gần đây thì có vẻ như cha đẻ thương hiệu Cowboy Bebop không mấy thiện cảm với bản live action của Netflix nếu không muốn nói là “ghét cay ghét đắng”.

Cha đẻ của thương hiệu Cowboy Bebop tỏ ra chán ghét với bản live action của Netflix

Cha đẻ của thương hiệu Cowboy Bebop tỏ ra chán ghét với bản live action của Netflix

Trong buổi phỏng vấn với Forbes, Shinichiro Watanabe, cha đẻ của thương hiệu nổi tiếng “Cowboy Bebop” cho biết ông không thể xem và chịu đựng nổi, dù chỉ một cảnh trong bản Live-action của Netflix.

“Nói về bản Live-action mới đây của Netflix, họ gửi tôi xem một đoạn video để đánh giá. Bộ phim bắt đầu với một cảnh trong casino, điều này khiến tôi rất khó để xem tiếp. Vậy nên, tôi dừng luôn ở đó.

Nói thẳng ra, đó không phải là Cowboy Bebop, và tôi cũng nhận ra rằng, nếu không có tôi can thiệp thì đó cũng chẳng phải Cowboy Bebop.

Đáng lẽ, tôi nên chủ động tham gia vào quá trình sản xuất nhiều hơn. Giá trị của Anime gốc giờ đây đã cao hơn rất nhiều rồi.”

Như vậy, không chỉ Fan mà chính cha đẻ của thương hiệu Cowboy Bebop cũng cảm thấy chán ghét bản Live-action của Netflix. Sau khi bị dội bom đánh giá kém cỏi và rating thấp, Netflix đã quyết định hủy bỏ sản xuất series này chỉ sau 1 mùa.

Ngay chính cha để của thương hiệu cũng quay lưng với bản live action Cowboy Bebop của Netflix

Cowboy Bebop là một bộ anime của hãng Sunrise sản xuất năm 1998 do Watanabe Shinichiro làm đạo diễn và Nobumoto Keiko biên kịch. Bộ anime gồm 26 tập, mỗi tập được gọi là một “session”, lấy bối cảnh năm 2071. Nội dung câu chuyện xoay quanh những cuộc phiêu lưu, những bất hạnh và bi kịch trong cuộc đời của một nhóm người bắt tội phạm săn tiền thưởng, tức “cao bồi” trên con tàu vũ trụ mang tên Bebop.

Anime Cowboy Bebop đi sâu khám phá và thể hiện nhiều ý niệm triết học, cụ thể là nỗi cô đơn, chủ nghĩa hiện sinh và phản hiện sinh. Trong khi đó, xu hướng nghệ thuật của anime tập trung chủ yếu vào âm nhạc Mỹ và các giá trị văn hóa đối nghịch của nó (phản văn hóa), đặc biệt là các trào lưu văn hóa xã hội như thế hệ Beat và nhạc jazz những năm 1940 – 1960 cũng như thời kỳ nhạc rock mới thập niên 1950 – 1970. Điều này được phản ánh rõ rệt ở phần nhạc phim đậm chất jazz/rock do nữ nhạc sĩ Kanno Yoko và ban nhạc The Seatbelts của bà thể hiện .

Được đánh giá là một trong những kiệt tác anime kinh điển, Cowboy Bebop đồng thời cũng rất thành công về mặt thương mại ở cả trong nội địa Nhật Bản lẫn trên thị trường quốc tế, nhất là ở Mỹ. Hãng Sony đã giành quyền công chiếu bộ phim Cowboy Bebop: Knocking On Heaven’s Door (sản xuất năm 2001) trên các rạp chiếu khắp thế giới, cũng như quyền phát hành đĩa DVD của phim sau đó. Hai bộ manga ăn theo series anime cũng đã được in trên tạp chí Asuka Fantasy DX do nhà xuất bản Kadokawa Shoten ấn hành.

Thời gian phát hành cụ thể cho phần cuối của Attack on Titan: Final Season được hé lộ

tại đây.