Trong Hậu cung Chân Hoàn truyện, diễn viên Dương Tử Yên tiết lộ rằng Trần Kiến Bân muốn quay hết cảnh thị tẩm chỉ trong 2 ngày. Vì thế, các diễn viên đã tập trung lại để thực hiện xong cảnh quay.
Trong vòng 2 ngày, Trần Kiến Bân nằm nghiêng trên giường để đóng cặp với từng người. Mỗi lần quay cảnh thị tẩm, ông đều hỏi bạn diễn tên là gì và vào vai gì, hóa thân thành nhân vật nào... Sau khi được Dương Tử Yên hỏi Trần Kiến Bân có nhớ hết bạn diễn của mình không, ông cho biết bản thân không thể nhớ nổi.
"Khi thầy Trần Kiến Bân vừa vào đoàn làm phim, thầy liền nói là hai ngày nay hãy quay hết cảnh thị tẩm đi. Thế là mọi người tập trung lại, cứ từng người từng người một lên giường. Gặp ai, thầy cũng sẽ hỏi: "Cô tên gì? Diễn ai thế?", nữ diễn viên chia sẻ
Trần Kiến Bân cũng tiết lộ: "Quả thật làm hoàng đế rất… phiền. Tôi có tận hơn 20 phi tử, ai cũng có họ có tên. Lúc bắt đầu căn bản chẳng nhận ra ai với ai". Sau 1 tháng, nam diễn viên mới nhớ được hết tên của dàn mỹ nữ hậu cung.
Trong Long Châu truyền kỳ, Dương Tử đã có cảnh thị tẩm gây "bỏng mắt" khán giả. Cô vào vai Chu Dịch Hoan - công chúa cuối cùng của nhà Minh và có tình cảm với vua Khang Hy (Tần Tuấn Kiệt).
Dương Tử chỉ quấn quanh người một chiếc khăn tắm màu đỏ để vào thị tẩm. Khi được đưa vào phòng của vua, Dịch Hoan liên tục tránh né, bỏ chạy. Trước phản ứng của người đẹp, vua không kiềm chế được bản thân và có ý định cưỡng bức cô nàng.
Với võ công cao cường, Dịch Hoan mới thoát khỏi vòng tay của hoàng đế. Việc nữ diễn viên quấn quanh cơ thể chiếc khăn gợi cảm kết hợp với hiệu ứng hình ảnh, âm thanh từ ê-kíp sản xuất khiến người xem không khỏi "đỏ mặt".
Trong tất cả cảnh thị tẩm của phi tần trong cung thời xưa, khi bước đi đều phải có người hầu bên cạnh dìu đỡ. Nhiều người cho rằng sau khi được thị tẩm, phi tần đã nhận được sự sủng ái lớn nên mới như thế. Thực tế không phải như vậy, bởi việc nghỉ ngơi của phi tần đều rất nghiêm ngặt, họ luôn có thời gian thị tẩm theo quy định, không để vua quá sức.
Hơn nữa trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, sự phân biệt giai cấp thể hiện rất rõ. Những phi tần trong cung thời bấy giờ phải được hạ nhân dìu bước cũng là để thể hiện địa vị của mình.
Ngoài ra, thời phong kiến Trung Quốc, phụ nữ quý tộc đều phải bó chân, đi lại rất bất tiện, dễ bị té ngã. Vì vậy, các phi tần ra ngoài đều có người theo hầu để giúp họ đi lại.
Bên cạnh đó, giày của các phi tần Trung Quốc cổ đại khác với giày dép thời hiện đại. Các phi tần khó mà đứng vững và tự đi trên đôi giày đó mà không cần người trợ giúp.